Bình Thuận lên phương án mở cửa đón khách du lịch trong trạng thái "bình thường mới"

Bình Thuận đang xây dựng phương án đưa du lịch trở lại hoạt động trong trạng thái "bình thường mới", vừa khôi phục, kích thích du lịch vừa đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau thời gian dịch bùng phát thì hiện tại tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát nên Bình Thuận đang xây dựng phương án đưa du lịch trở lại hoạt động trong trạng thái "bình thường mới".

Trong đó, ngành đang xúc tiến xây dựng kế hoạch “Đón khách du lịch nội địa và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đến Bình Thuận trong thời gian tiếp tục phòng chống dịch Covid-19”. Mục đích là từng bước phục hồi thị trường khách du lịch nội địa đến Bình Thuận, khôi phục lại hoạt động của ngành du lịch và các ngành kinh tế, dịch vụ liên quan, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đã có buổi làm việc với Hiệp hội du lịch tỉnh để bàn về các phương án khôi phục du lịch, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh Bình Thuận ban hành kế hoạch đón khách du lịch trở lại trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp du lịch đã tập trung thảo luận dự thảo kế hoạch đón khách trở lại, trong đó tập trung một số vấn đề như: Đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho toàn bộ lao động, nhân viên tại các khách sạn, điểm tham quan du lịch. Mục tiêu cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 sẽ hoàn thành việc tiêm chủng cho toàn bộ nhân viên du lịch đăng ký. Đây được coi là vấn đề tiên quyết và bắt buộc nếu mở cửa đón khách trở lại.

Bên cạnh đó, việc xây dựng lộ trình đưa đón khách đến cơ sở lưu trú, điểm tham quan nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách; hướng dẫn các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành trong việc thực hiện đưa đón khách theo đúng lộ trình cũng được bàn tới.

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại một số địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương…, thời gian này, thị trường khách du lịch Bình Thuận nhắm tới sẽ là khách nội tỉnh và khách từ các vùng xanh. Đối tượng khách chủ yếu là khách nhóm nhỏ, khách gia đình. Từ việc xác định thị trường, đối tượng khách, các doanh nghiệp du lịch sẽ xây dựng tiêu chí đón khách và phương thức phục vụ phù hợp.

{keywords}
Tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 cho nhân viên ngành du lịch.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bình Thuận, bộ tiêu chí vừa phải đảm bảo an toàn cho nhân viên, cộng đồng, điểm đến, vừa đảm bảo an toàn cho du khách khi đến với Bình Thuận. Nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch tốt thì đây cũng là một cách quảng bá và thu hút du khách.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho biết, việc tổ chức lại ngành du lịch phải đặt trong điều kiện “sống chung với dịch”. Quan điểm của ngành du lịch là vừa khôi phục, kích thích du lịch vừa đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Các hoạt động du lịch triển khai trên cơ sở bám sát tình hình thực tế dịch bệnh tại địa phương.

"Dự kiến du lịch Bình Thuận sẽ thực hiện thí điểm mở cửa đón khách bắt đầu từ ngày 20/10 - 25/12/2021 với khách sạn có quyết định công nhận hạng từ 3 - 5 sao (hoặc tương đương), dịch vụ lữ hành, điểm tham quan đạt tiêu chí an toàn được UBND tỉnh công nhận.

Địa bàn thực hiện thí điểm chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố Phan Thiết, riêng các huyện, thị xã tùy theo điều kiện thực tế tại địa phương có thể xem xét việc mở cửa thí điểm... Sau một thời gian triển khai thí điểm, ngành du lịch sẽ tổng kết, đánh giá để xem xét tiếp tục mở rộng đến các đơn vị, cơ sở đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, đã có 2.900 lao động trực tiếp trong ngành du lịch được tiêm vắc xin mũi đợt 1. Đồng thời, Sở cũng đề xuất giảm thuế, giảm 80% tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành và giảm tiền điện, tiền thuế đất đối với doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng hoặc giãn, hoãn nộp các khoản phí thường niên theo quy định hiện hành của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn... Từ đó sẵn sàng phương án thí điểm “Đón khách du lịch nội địa và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam đến Bình Thuận trong thời gian tiếp tục phòng chống dịch Covid-19”, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết thêm.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 này, toàn tỉnh có khoảng 80 - 90% cơ sở lưu trú tạm ngưng hoạt động; hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh hầu như ngưng hoạt động từ tháng 2/2020,... 

Theo số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận, trong tháng 8/2021, lượng khách du lịch ước đạt 12,2 ngàn lượt khách, giảm 43,59% so tháng trước và giảm 93,37% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 8 tháng lượt khách du lịch ước đạt 1.751,2 ngàn lượt khách, giảm 5,72% so với cùng kỳ năm 2020. 

 Nguyễn Hải

* Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.