Bình Định: Chưa rõ quy định về một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Một số quy định của pháp luật liên quan tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa rõ ràng hoặc chưa có quy định cụ thể, gây khó khăn cho công tác tham mưu, đề xuất quản lý.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp

UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Báo cáo Kết quả sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Qua thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.758 cơ sở tín ngưỡng với nhiều loại hình tín ngưỡng, 504 cơ sở tôn giáo đang hoạt động hợp pháp; 842 chức sắc, 906 chức việc, 180.115 tín đồ của các tôn giáo. Có 8 tôn giáo đã được công nhận đang hoạt động là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Minh Sư đạo, Phật giáo Hòa Hảo, Baha’i, Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ngoài ra còn có tổ chức, chức sắc, chức việc, tín đồ của Tổ tiên Chính giáo (chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân).

Nhìn chung, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo an tâm, tin tưởng đối với chủ trương nhất quán của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, thực hiện sống “tốt đời đẹp đạo”…

Những nhu cầu đời sống tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, hợp pháp của đồng bào có đạo được các cấp ủy Đảng, chính quyền tôn trọng, bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.

Tuy nhiên, với khá nhiều tôn giáo đang hoạt động, tình hình tôn giáo ở Bình Định vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, như: Tình trạng khiếu kiện, đòi lại cơ sở nhà, đất liên quan đến tôn giáo, cải gia vi tự vẫn xảy ra; lôi kéo, phát triển đạo trái phép; lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan; cá biệt có một số tu sỹ, tín đồ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo, vi phạm pháp luật...

Các cơ sở tín ngưỡng chủ yếu là miếu, đình làng, am... với quy mô nhỏ, được xây dựng từ lâu, do cộng đồng dân cư tự quản lý. Hoạt động tại cơ sở tín ngưỡng chủ yếu là cúng thanh minh, cúng tổ nghề, cúng thần hoàng... vào một ngày cố định trong năm, các ngày khác hầu như không có tập trung đông người để sinh hoạt. Vì vậy, việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng, bầu, cử người đại diện hoặc ban quản lý tại một số cơ sở tín ngưỡng chưa được quan tâm thực hiện.

Về đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, vẫn còn xảy ra tình trạng tổ chức sinh hoạt tôn giáo tập trung không đăng ký với chính quyền (đạo tràng Phật giáo tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, và thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước). Các hoạt động này đã được kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giải tán.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, tại Bình Định xuất hiện một số “hiện tượng tôn giáo mới” có nguồn gốc từ nước ngoài (Thanh Hải vô thượng sư, Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ) và nội sinh (Tịnh độ đạo tràng, Pháp môn Diệu âm, Nhất quán đạo). Khi phát hiện có các “hiện tượng tôn giáo mới” trên địa bàn, chính quyền các địa phương đã kịp thời chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, giải tán hoạt động, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không tin, không tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật. Qua công tác đấu tranh, tuyên truyền, vận động thì một số “hiện tượng tôn giáo mới” trên địa bàn tỉnh đã chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay còn một số người tin theo tổ chức Tịnh độ đạo tràng, Pháp Luân công, Thanh Hải vô thượng sư. Chính quyền địa phương đang tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền, vận động, không để hình thành tổ chức, có các hoạt động trái pháp luật ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn.

{keywords}
Nét đẹp cổ kính của chùa Thiên Hưng ở phường Nhơn Hưng, thị Xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: Truyền hình Du lịch.

Một số quy định chưa rõ ràng

Thẳng thắn nhận định về những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Định nêu rõ: Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật liên quan tín ngưỡng, tôn giáo tại một số địa phương chưa thường xuyên. Việc nắm bắt tình hình hoạt động tôn giáo tại một số địa phương có lúc còn chưa sâu sát, kịp thời, dẫn đến các hành vi phạm pháp luật trên lĩnh vực đất đai liên quan tôn giáo, đặt việc đã rồi, gây khó khăn khi xử lý. Công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo có lúc hiệu quả chưa cao.

Tìm hiểu nguyên nhân thì thấy một số quy định của pháp luật liên quan tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa rõ ràng hoặc chưa có quy định cụ thể, gây khó khăn cho công tác tham mưu, đề xuất quản lý.

Cùng với đó, nguồn kinh phí dành cho công tác tôn giáo còn hạn chế dẫn đến công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc tôn giáo, xây dựng lực lượng cốt cán tại một số ít địa phương chưa đạt hiệu quả theo mong muốn.

Trước thực trạng nêu trên, UBND tỉnh Bình Định đề xuất Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ cần có quy định, hướng dẫn đối với những vấn đề liên quan tín ngưỡng, tôn giáo xảy ra trong thực tế hiện nay như: Việc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo tại các khu du lịch; Việc dựng tượng tôn giáo lộ thiên trong khuôn viên đất được giao cho cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng; Hoạt động của các hiện tượng tôn giáo mới, tà đạo, đạo lạ...

Cùng với đó, xem xét, bổ sung nội dung quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, chẳng hạn như: Nội dung quản lý cụ thể của UBND các cấp đối với cơ sở tín ngưỡng, hoạt động tín ngưỡng; Vấn đề đất đai, xây dựng, thành lập mới cơ sở tín ngưỡng; Việc quyên góp, quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng không phải là di sản văn hóa...

Bình Minh

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !