Biểu hiện lâm sàng, biến chứng của vi rút Zika như thế nào?
Hìnhảnh biến chứng gâyđầu nhỏở trẻ sơ sinh |
Theo bác sĩ Cấp thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.
Các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ. Bệnh nhân thường khởi phát cấp tính với các biểu hiện sốt nhẹ (37,8-38,5 độ C), mệt mỏi, mọc ban dát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược. Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.
Trong vụ dịch Zika tại Brazil từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 1 năm 2016 đã xác định được hơn 3500 trường hợp đầu nhỏ trong số trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm virus Zika, gia tăng gấp 20 lần so với số trẻ mắc dị tật này trong những năm trước khi vụ dịch xảy ra.
Người ta cũng đã tìm thấy ARN của virus Zika trong các thai nhi bị sảy thai khi bà mẹ bị nhiễm virus. Hồi cứu ngược lại vụ dịch ở Polynesia thuộc Pháp vào năm 2013 đến năm 2014 cũng đã xác định 17 trường hợp đầu nhỏ đó.
Nghiên cứu ở 35 trẻ Brazil với đầu nhỏ, CT sọ và siêu âm xuyên sọ đã phát hiện tình trạng vôi hóa lan tỏa trong não, chủ yếu ở quanh não thất, nhu mô, và các khu vực đồi thị, và trong hạch nền.
Khoảng 1/3 số trường hợp có sự di cư tế bào bất thường làm đảo lộn cấu trúc não như hội chứng não mịn (lissencephaly) hay hội chứng phì đại cuốn não (pachygyria). Giãn não thất thứ phát do teo vỏ não hay các cấu trúc dưới vỏ cũng thường gặp.
Một số trẻ có hạn chế vận động khớp bẩm sinh (arthrogryposis) do khiếm khuyết thần kinh vận động chu sinh. Teo võng mạc bẩm sinh cũng được ghi nhận ở các trẻ có dị tật đầu nhỏ sơ sinh. Các dị tật này có thể xuất hiện khi mẹ bị nhiễm virus Zika trong bất kỳ quý nào của thai kỳ.
Hội chứng Guillain-Barré