Biến kỳ nghỉ chống dịch thành cơ hội gắn kết gia đình thú vị

"Lâu nay vì công việc bận rộn, tôi đánh mất nhiều giây phút quý giá bên con. Giờ cả nhà tuân thủ lịch sinh hoạt này, tôi cũng bất ngờ không nghĩ là con vui đến vậy…", anh An cho hay.

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Bộ GD&ĐT đề nghị cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1-2 tuần căn cứ tình hình địa phương.

Chưa biết chính xác ngày nào học sinh trở lại trường, nhiều phụ huynh đã chủ động lên kế hoạch cùng con ứng phó với Covid -19.

Anh Nguyễn Đức An (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay: “Nhà tôi có bé trai năm nay học lớp 3 tại Bình Hòa. Hai vợ chồng tôi đã lên kế hoạch dài hơi cho con”.

Con trai anh An lau nhà giúp bố mẹ

Mỗi buổi sáng hai ba con anh An đều dậy từ 5h30 cùng tập những động tác thể dục cơ bản. Tập thể dục vừa rèn cho con thói quen không ngủ nướng lại vừa tăng cường sức khỏe cả gia đình.

Sau đó, con sẽ cùng bố mẹ chuẩn bị bữa sáng để cả nhà có một bữa sáng đủ chất.

“Thường thì buổi sáng con sẽ giúp ba mẹ dọn dẹp lại nhà cửa có thể quét nhà, lau bàn ăn. Rồi tự vệ sinh phòng của mình, gấp quần áo cho vào tủ, dọn bàn học và đọc vài trang sách trong cuốn sách mà con thích. Tất nhiên, tôi có thể gọi điện về trò chuyện với con, hỏi con đã làm những gì và đạt được kết quả ra sao.

Đồng thời, không quên hỏi con muốn ăn gì vào buổi tối cùng ba mẹ. Nếu con thực hiện tốt kế hoạch trong một ngày thì bữa tối con sẽ là người được chọn món ăn mà mình thích. Con tỏ ra rất hứng thú với kế hoạch mỗi ngày.

Lâu nay vì công việc bận rộn, tôi đánh mất nhiều giây phút quý giá bên con. Giờ cả nhà tuân thủ lịch sinh hoạt này, tôi cũng bất ngờ không nghĩ là con vui đến vậy…", anh An cho hay.

Nếu không được bố mẹ giao "nhiệm vụ" các việc cần làm trong ngày, bé sẽ chỉ chơi trò chơi trên máy tính và xem ti vi. Để đảm bảo con vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, tiếp thu kiến thức một cách khoa học, mỗi ngày vợ chồng anh cho con xem ti vi 20 phút có giao kèo rõ ràng, nếu xem quá nhiều sẽ bị phạt bằng việc rửa bát 1 tuần.

“Nắm bắt được tâm lý con không thích rửa bát nên tôi lấy đó làm biện pháp "xử phạt" nếu con vi phạm các giao kèo với ba mẹ”, anh An cho hay.

Theo chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh – Học viện Quản lý giáo dục : “Các bậc cha mẹ hãy dạy con học nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, làm việc nhà, vệ sinh cá nhân, lên kế hoạch học và chơi... Đây là việc thiết thực và quan trọng mà mỗi đứa trẻ cần phải biết, phải có kỹ năng vì sau này các con lớn hơn chút không phải đi đâu bố mẹ cũng đi theo để phục vụ.

Cha mẹ hãy cùng con lên kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết và cùng nhau thực hiện một cách nghiêm túc và cùng thực hiện với con. Một điều quan trọng là phụ huynh đừng để con thấy mình đơn độc trong mỗi kế hoạch nhỏ ấy.

Đây là khoảng thời gian khiến đứa trẻ trưởng thành hơn khi tự phục vụ nhu cầu của bản thân thay vì trước kia làm gì cũng cần mẹ.

Và bố mẹ có cơ hội sống chậm lại, nhận ra giá trị của hạnh phúc gia đình qua nụ cười của mỗi thành viên".

"Bản thân tôi cũng cho các con của mình lên kế hoạch vẽ tranh, chơi đàn, nấu nướng, dọn dẹp phòng và giúp bố mẹ phơi đồ. Các con rất hào hứng với những việc nhỏ ấy, dần dần hình thành cho con thói quen và kỹ năng thiết yếu”, chuyên gia chia sẻ.

Hoàng Thanh

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !