Biển Đông: Trung Quốc ném mọi nguyên tắc đối ngoại qua cửa sổ
Reuters cho rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc lớn nhất trên thế giới về cả kinh tế và quân đội. Do đó, lời nói và hành động của họ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và an ninh toàn cầu.
Tuy nhiên, theo Reuters, vấn đề là, đối với cả ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama, những cam kết quốc tế không phải là mối bận tâm hàng đầu. Họ muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình để tập trung hơn vào các mối quan tâm ở trong nước. Mặc dù vậy, họ vẫn sẵn sàng theo đuổi một cách đơn phương và kiên quyết ở nước ngoài để bảo vệ cái gọi là lợi ích cốt lõi của mình.
‘Hai mặt của một đồng xu’ là cụm từ mà The Diplomat (tạp chí chuyên về chính trị, văn hóa, xã hội ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương) từng đặt cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói chuyện với Tổng thống Mỹ Obama, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở The Hague hồi đầu năm nay. |
Theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có trong tay một bộ những cải cách tham vọng nhằm thay đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc. Đây là một thử nghiệm chưa từng có tiền lệ, và là một phần lớn lý do tại sao Trung Quốc vẫn không muốn và không thể trở thành một "phần có trách nhiệm" trên trường quốc tế. Ông Tập muốn hạ thấp sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc cho đến khi nước này thực sự trở nên mạnh mẽ hơn.
Chính vì đều này mà Trung Quốc đã nhất quyết đi theo chính sách đối ngoại là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trong nhiều thập kỉ qua. Thậm chí, mặc dù có rất nhiều lợi ích ở Iraq, nhưng khi các chiến binh nổi dậy dòng Sunni chiếm đóng thành phố lớn thứ hai của Iraq, Trung Quốc vẫn không có một tuyên bố chính thức nào lên án các cuộc tấn công. Trung Quốc cũng bỏ phiếu trắng ở Liên hợp quốc về việc Crimea sáp nhập vào Nga, và tất nhiên là hoàn toàn đứng ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine, không thể hiện lập trường ủng hộ Nga hay phương Tây.
Tuy nhiên, theo Reuters, đối với những thứ mà Trung Quốc tự coi là “lợi ích cốt lõi” của mình, ông Tập vẫn sẵn sàng ném tất cả những nguyên lý đối ngoại đó ra ngoài cửa sổ, và đơn phương hành động rất hung hăng. Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã thiết lập một ‘vùng phòng không’ trên biển Hoa Đông. Trung Quốc vô lý khi tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông và bất chấp tất cả để bảo vệ cái tuyên bố đó, khơi mào và gây căng thẳng với nhiều quốc gia láng giềng.
Reuters cho rằng, Bắc Kinh đã bước lên một cấp độ hung hăng hoàn toàn mới khi đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cùng theo đó là một đội hơn trăm chiếc tàu, uy hiếp, đâm vào các tàu chấp pháp và tàu đánh cá của Việt Nam.
Theo Reuters, chính sách đối ngoại của ông là một bước đi cực kỳ nguy hiểm với Trung Quốc, làm suy yếu lợi ích kinh tế lâu dài của Trung Quốc.
Ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thực hiện một bước đi cực kỳ nguy hiểm đối với Trung Quốc. |
“Hai mặt của một đồng xu” cũng là từ mà Reuters dùng để miêu tả chính sách đối ngoại của ông Obama. Vấn đề trong chính sách đối ngoại của ông Obama là thiếu tính nhất quán. Trong bài phát biểu gần đây tại West Point, ông bày tỏ sự phản đối không tham gia vào các cuộc xung đột không ảnh hưởng đến lợi ích cốt lõi của Mỹ. Ông nhấn mạnh vào việc sử dụng các biện pháp quân sự là phương án cuối cùng.
Ông nói: "Chúng ta có cái búa tốt nhất không có nghĩa là mọi vấn đề đều chỉ nhỏ như móng tay".
Tuy nhiên, theo Reuters, thực tế là ông Obama đã cầm búa. Theo ước tính, hàng ngàn người đã thiệt mạng bởi các cuộc tấn công của máy bay không người lái. Những cuộc tấn công này cũng đã liên tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ của các nước khác.
Reuters cho rằng, ông Obama rất sợ những rủi ro có thể gặp phải khi can thiệp quân sự thông thường nên ông đã sẵn sàn dùng các lựa chọn thay thế khác.
Phản ứng với việc nhóm Hồi giáo cực đoan đang chiếm giữ thành phố Mosul của Iraq và định tấn công vào thủ đô Baghdad, ông Obama tuyên bố: "Tôi không loại trừ bất cứ điều gì" về phản ứng của Mỹ. Nhưng ông cũng tuyên bố rằng ông "sẽ không gửi binh sĩ Mỹ trở lại chiến đấu tại Iraq". Tình hình ở Iraq đã thể hiện rõ nhất sự mâu thuẫn của ông Obama.
Theo Reuters, trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông Tập Cận bình và ông Obama đều rất mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này tàn phà ‘sức khỏe’ lâu dài của Mỹ và Trung Quốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ của Trung Quốc và Mỹ đối với đồng minh và các nước láng giềng.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.