Biển Đông: Trung - Phi hay Trung - Mỹ đang đối đầu?
Biển Đông: Trung - Phi hay Trung - Mỹ đang đối đầu?
>> Vấn đề biển Đông: Philippines bị "bỏ rơi"?
Cuộc đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc lần này cũng là một phép thử về sự đoàn kết của ASEAN. |
Sự đối đầu lần này đã trở thành một phép thử cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một nhánh rễ trong quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines và cũng là điểm tựa quyền lực của Mỹ trong vùng. Mặc dù bãi cạn Scarborough không nằm trong khu vực quần đảo tranh chấp, kết quả của cuộc đối đầu này có thể là điềm báo cho các cuộc chiến về ngoại giao và luật hàng hải sớm muộn sẽ xảy ra.
Chủ nghĩa ái quốc giản đơn và phương cách lãnh đạo hung hăng đã đẩy vấn đề trở nên căng thẳng hơn ở cả hai nước. Các bài viết trên một số diễn đàn mạng hay trong các blog cá nhân thể hiện thái độ gay gắt của người Trung Quốc và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người Philippines trên toàn cầu chỉ là hiệu ứng của các ngọn lửa ái quốc đang hừng hực rực cháy.
Thêm vào đó với sự phát triển của công nghệ truyền thông trực tuyến đang ngày càng như đổ thêm dầu vào lửa.
Quyền tiếp cận với các nguồn tài nguyên cũng giữ một phần khá quan trọng xung quanh các cuộc tranh chấp này. Mặc dù đã nhiều năm nay những người được gọi là chuyên gia hay các nhà phân tích không nhắc gì trong nghị trình của mình, câu chuyện về trữ lượng khí đốt lớn trong những khu vực tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là ở bãi Cỏ rong mà cả Trung Quốc và Philippines đều đang tuyên bố có chủ quyền có vẻ như là thật.
Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn tài nguyên không phải là vấn đề cốt lõi trong cuộc va chạm này. Vấn đề chính là ở các sự kiện chính trị đang được hình thành. Tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực biển Đông và cả ở biển Hoa Đông là Nhật Bản, đều theo dõi chặt chẽ diễn biến của "màn kịch" này. Tất cả đều hy vọng sẽ nhặt nhạnh được một số kinh nghiệm đương đầu với Trung Quốc và những biện pháp cứng rắn mới của nước này.
Vì Mỹ là một đồng minh quân sự của Philippines và cũng có vẻ như việc này đã rất rõ ràng với Mỹ và các nước Đông Nam Á, sự cố ở bãi cạn Scarborough đã đẩy hai cường quốc vào tư thế "đối mặt".
Trên thực tế, các tầng kiến tạo trong hệ thống chính trị quốc tế đang chồng chất xen kẽ lên nhau và Mỹ và Trung Quốc đang nằm ở hai nửa đối diện. Đây cũng có lẽ là vì lý do lịch sử. Mỹ được là một siêu cường trong cả quá khứ lẫn hiện tại nhưng độ tin cậy và tính chính thống cũng như vị trí của nước này đang bị xói mòn một cách nhanh chóng.
Trung Quốc đang đại diện cho tương lai, không chỉ về mặt quyền lực cứng rắn mà cả về mặt văn hóa và các giá trị. Thực ra, các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng sứ mệnh của nước này là đoạt lại vị trí cao hơn nếu không muốn nói là vượt trội ở trong khu vực và dần dần sẽ là thế giới. Một số người thậm chí cho rằng Trung Quốc đang dùng "học thuyết Monroe" để áp dụng trong khu vực.
Theo học thuyết cổ điển hiện thực này, những cường quốc hiện tại đang nỗ lực duy trì hiện trạng bảo toàn vị trí đứng đầu của mình và coi các cường quốc mới nổi là những mối đe dọa.
Các cường quốc mới nổi thì lại thấy bị kìm hãm với hiện trạng này và theo lẽ thường lại cố tìm cách giương "cơ bắp" ra hệ thống quốc tế. Họ lo sợ rằng cường quốc đang vượt trội hiện nay sẽ "hất cẳng" họ trước khi họ có thể trở thành một đối thủ thực sự.
Sự đối địch giữa Mỹ và Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trò chơi "ăn thua" và cả hai đều rất cảnh giác với các ý đồ của đối phương. Hệ quả là những nước Châu Á lâm vào tình cảnh phải chọn một trong hai. Sự cố lần này sẽ là một minh chứng rõ ràng nhất.
Mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Châu Á, bên cạnh việc tuyên truyền các giá trị và phong cách sống của mình, là đẩy lùi thái độ sừng sộ và sự áp bức của Trung Quốc lên các đồng minh Châu Á của mình. Nhờ đó sẽ cản trở con đường thăng tiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số nước trong khu vực Đông Nam Á lại nhận thức việc này sẽ bộc lộ đôi chút về môi trường địa chính trị dựa vào thái độ cư xử của Mỹ trong đợt tranh chấp này
Cho đến nay, Mỹ đã cư xử rất thận trọng và khiến Philippines thất vọng. Một số người gọi đây là tình cảnh "bơ vơ chính trị". Lãnh đạo của Philippines bị mất mặt vì không nhận được sự ủng hộ đủ mạnh từ Mỹ và cộng đồng các nước Đông Nam Á. Nước này đã muộn màng nhận ra rằng Mỹ và các nước ĐNA đều có những lợi ích riêng dính dáng đến Trung Quốc cả về mặt chính trị và kinh tế và những lợi ích này tất nhiên phải được ưu tiên.
Các câu hỏi cơ bản được đặt ra nữa là liệu sự đồng lòng của ASEAN sẽ vượt qua được hay không. Liệu tất cả các thành viên của khối này sẽ đứng về phía Philippines hay sẽ vẫn tiếp tục giữ im lặng? Và có chăng ASEAN sẽ tiếp tục duy trì là tâm điểm của an ninh khu vực hay sẽ là "muỗi" trong trận chiến giữa "trâu" và "bò"?
Có một số nguyên lý về luật pháp liên quan cũng có thể tạo ra những tiền lệ ảnh hưởng đến các tranh chấp ở những khu vực khác trên biển Đông và thậm chí là cả biển Hoa Đông. Đây là nơi luôn diễn ra những cuộc tranh chấp chủ quyền gay gắt về các đảo và nguồn tài nguyên giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Liệu Trung Quốc và Philippines có đồng ý giải quyết vấn đề sử dụng hệ thống luật pháp hiện hành vốn được Mỹ ủng hộ và thậm chí cũng tham gia định hình hay không, vẫn chưa có thể biết. Có một điều chắc chắn rằng sự kiện lần này sẽ là một phép thử đối với Trung Quốc, vốn vẫn được thế giới gọi là quyền lực rắn. Nhiều người cho rằng, đây cũng chính là cơ hội để Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế quyền lực rắn của mình để thay đổi tình thế tạo thêm thuận lợi trong cuộc chiến tranh giành ngôi vị với Mỹ.
Hợp tác có thể được coi là một giải pháp dù triển vọng về giải pháp này không mấy khả dĩ. Với niềm kiêu hãnh đang hừng hực của cả hai phía, không ai có thể biết rằng liệu chăng họ có thể gạt bỏ tất cả những lộn xộn để ngồi lại cùng bắt tay nhau quản lý việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên trong khu vực thỏa thuận để rồi tạo tiền đề giúp giải quyết những vụ việc tranh chấp trong khu vực.
Tất nhiên, tranh chấp này rồi cũng có thể tự lắng xuống mà không cần phải đưa ra giải pháp cấp bách nào. Nhưng kể cả trong trường hợp như vậy, sự kiện lần này cũng đã phần nào bộc lộ về những ý đồ của Trung Quốc, giải pháp của Mỹ và dự đoàn kết của ASEAN cũng như là vai trò và cùng các nguyên tắc trong luật quốc tế trong những vấn đề tương tự. Cuối cùng thì sau những bế tắc có lẽ hợp tác sẽ là điều tất yếu sẽ phải xảy đến bằng không toàn khu vực sẽ phải cần chuẩn bị để đón nhận thêm những trận cãi lộn tồi tệ hơn nữa.
Hoa Tạ