Biến đổi khí hậu buộc người Nhật từ bỏ truyền thống lâu đời
Theo Bloomberg, người Nhật Bản sẽ phải từ bỏ sổ tiết kiệm để cứu hành tinh.
Cụ thể, báo cáo của Bloomberg cho hay, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, MUFG Bank, sẽ bắt đầu tính phí bổ sung cho khách hàng mới đối với sổ tiết kiệm. Do đó, ngân hàng này sẽ tham gia cùng các công ty đồng hương đang cố gắng khuyến khích khách hàng từ bỏ truyền thống lâu đời để cứu hành tinh khỏi biến đổi khí hậu.
Khách hàng mới của Ngân hàng MUFG sẽ phải trả 550 yên (khoảng 5 USD) một năm cho một sổ tiết kiệm. Ngân hàng hy vọng rằng điều này sẽ buộc người Nhật bắt đầu sử dụng các phương tiện điện tử. Ban lãnh đạo của tổ chức tín dụng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng đang xem xét nghiêm túc việc đưa ra quy định mới này.
Được biết, sáng kiến của ngân hàng là để hạn chế sử dụng quá nhiều giấy trong hoạt động kinh doanh của người Nhật. Mối lo chung về sự nóng lên toàn cầu đang dần buộc các nhà lãnh đạo từ bỏ những thói quen cũ vì lợi ích an ninh toàn cầu. Ở Nhật Bản, việc sử dụng sổ tiết kiệm được thực hiện rộng rãi cùng với các hình thức kinh doanh lỗi thời khác - tiền giấy và con dấu cá nhân để ký các tài liệu.
Biến đổi khí hậu sẽ buộc người Nhật từ bỏ truyền thống lâu đời. (Ảnh: Pixabay) |
Theo các chuyên gia, thói quen của khách hàng đối với chứng từ giấy cũng không được hưởng lợi. Trong nhiều thập kỷ, các công ty đã buộc phải chi tiền để in sổ tiết kiệm miễn phí, cũng như trả khoản thuế hàng năm 200 yên (khoảng 2 USD) - tổng số tiền này ước tính rất lớn do sự phổ biến của sổ tiết kiệm ở Nhật Bản.
Các biện pháp được thực hiện đã bắt đầu có hiệu quả. Theo Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group Inc, 9 trong số 10 khách hàng đang từ bỏ sổ tiết kiệm, chỉ 4 trong số 10 khách hàng vẫn đưa ra quyết định sử dụng sổ tiết kiệm và đóng các khoản phụ phí.
Trước đó, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ của Nhật Bản thông báo đến năm 2050 sẽ đưa mục tiêu không phát thải vào danh mục tài chính của ngân hàng này nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mitsubishi UFJ cho biết, cũng sẽ tham gia Liên minh Không phát thải ròng của Liên Hợp Quốc và là ngân hàng Nhật Bản đầu tiên có động thái này.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định ông sẽ vẫn tiếp tục chính sách năng lượng của chính quyền tiền nhiệm.
Tháng 4/2021, Nhật Bản cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, theo đó, quốc gia Đông Á đã tăng gần gấp đôi mục tiêu cắt giảm khí thải xuống còn 46% vào năm 2030.
Theo Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Koichi Hagiuda, nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy các chính sách theo chu trình nhiên liệu hạt nhân phù hợp với mục tiêu của Chính phủ là giảm chất thải phóng xạ mức độ cao và khiến nó ít nguy hại hơn.
Thanh Bình (lược dịch)
Nhật Bản ‘mạnh tay’ với các công ty tư nhân không tăng lương cho nhân viên
Chính quyền Nhật Bản dự kiến sẽ hủy bỏ phúc lợi đối với các công ty tư nhân không tăng lương cho nhân viên.