"Biến! Để bố ngủ" gieo nỗi kinh hoàng cho bác sĩ trực cấp cứu
Ảnh minh hoạ. |
GS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, vào các dịp lễ Tết các bác sĩ ở đây lại phải đau đầu, mệt mỏi cấp cứu các ca bệnh nhân nhập viện do đánh nhau, tai nạn giao thông do bia rượu. Có những bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nồng nặc mùi rượu và còn nhiều “anh em chiến hữu” theo sau khiến khoa cấp cứu của bệnh viện luôn trong tình trạng hỗn loạn bởi những bệnh nhân là đệ tử lưu linh.
Một điều dưỡng của bệnh viện chia sẻ cấp cứu một bệnh nhân vào viện do bia rượu họ gây tai nạn hay là đánh nhau thì đều trở nên áp lực với nhân viên y tế cả. Có bệnh nhân được đưa vào, nhân viên y tế ra hỏi thăm liền bị chửi “để bố ngủ” rồi đủ các lời tục tĩu, nếu không nói gì thì đồng bọn của họ lại vào hỏi sao không chăm sóc rồi đủ thứ. Với những nhân viên y tế ở đây điều này dù đã quen nhưng nó cũng trở thành “ác mộng".
Ngày nghỉ lễ, người dân đi chơi còn bác sĩ còng mình với đệ tử lưu linh. Tết 2018, các bác sĩ phải mấy 4 – 5 tiếng đồng hồ cấp cứu cho bệnh nhân sau rượu được bạn bè thách đố tự cầm dao đâm vào tim mình và hậu quả mang đến bệnh viện “bắt đền” bác sĩ.
Mỗi ngày bệnh viện Việt Đức cấp cứu từ 150 đến 180 bệnh nhân, trong đó có tới 2/3 là bệnh nhân do tai nạn giao thông và có nhiều bệnh nhân uống rượu, bia.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Gia Anh – Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức cho biết, những ngày bình thường các bác sĩ của khoa Cấp cứu vốn bận rộn nhưng đến ban đêm tua trực lại vất vả bộn phần vì chủ yếu là cấp cứu tai nạn giao thông. Đặc điểm của các trường hợp cấp cứu này là đa số các bệnh nhân bị về đêm, sau khi ăn nhậu xong và những ca đêm luôn trở thành ám ảnh với bác sĩ ở đây.
Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kể có bệnh nhân uống say, đánh nhau và đi vào bệnh viện và ra đề nghị bác sĩ phải cấp cứu ngay nếu không có thể bị ăn đòn.
Thạc sĩ Liên kể có một ca mổ, anh trực và một nhóm người đưa bệnh nhân đánh nhau vào viện, chưa xác định được bệnh nhân như thế nào thì dao kiếm, mã tấu đã giơ lên tua tủa “mày không cứu bạn tao, tao giết” và lúc này bác sĩ phải im lặng và nhanh chóng đi cấp cứu bệnh nhân mà trong lòng lúc nào cũng cảm thấy bất an.
Cách đây không lâu, một nhóm đối tượng khà khựa nhau ở quán hát karaoke đã đánh nhau xong khi nạn nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu thì chỉ một lát sau có tới gần 20 chục đối tượng cũng bia rượu sau xỉn phi xe lao vào khoa cấp cứu tìm bệnh nhân chém gần đứt kìa khí quản của bệnh nhân. Bệnh nhân được vội vàng đưa đi cấp cứu.
Những ngày sau, các bác sĩ ở đây lại mệt mỏi vừa cứu bệnh nhân còn lo các thủ tục với cơ quan chức năng về đánh nhau. Không chỉ thế, hàng chục bệnh nhân nằm cùng khoa cấp cứu được phen khiếp vía bởi những ma men từ ngoài vào. Trong khi đó, khoa cấp cứu có hàng chục bệnh nhân nặng chờ được cấp cứu thì bác sĩ phải lo giải quyết các vấn đề của bia rượu mang tới.
Với bệnh nhân say mà bị tai nạn giao thông, đánh nhau, ngộ độc nếu các bác sĩ, người nhà không chú ý khi bệnh nhân nôn mửa ho sặc có thể dẫn đến các thức ăn vào khí quản ảnh hưởng tới đường thở có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Nhiều bác sĩ chia sẻ rằng nếu không có bia rượu hoặc hạn chế uống vừa tầm, vừa đủ không để say thì các bác sĩ cũng đỡ vất vả hơn. Họ có thể có thời gian điều trị, cấp cứu cho các bệnh nhân khác nặng hơn.
Chi phí y tế cho bia rượu vô cùng lớn so với những lợi ích mà các công ty nước giải khát, bia rượu mang tới.
Theo thống kê của Bộ Y tế chỉ tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư (mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính) đã là gần 26.000 tỷ đồng chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).