Bị ung thư vì thứ triệu người mê

Mới đây, ông H.V.L. Hà Nội nhập viện cắt đi nửa xương hàm mặt vì ung thư vùng khoang miệng và hàm mặt mà thủ phạm chính là bao thuốc lá hàng ngày ông vẫn hút.

Ảnh minh họa.

Nhầm với nhiệt miệng

Ông H. V. L. vào Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội khám trong tình trạng đau răng, chảy máu, có vết loét ở răng hàm mãi không khỏi.

Trước đó, ông L. đã bị đau răng, mỗi khi đánh răng chảy máu nhưng gia đình nghĩ ông bị sâu răng, nhiệt miệng nên chỉ mua thuốc về uống, súc miệng. Tình trạng trên không đỡ dù đã uống thuốc cả tháng ròng rã.

Ông L. vào bệnh viện khám, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2 khiến bản thân ông và gia đình rất bất ngờ.

Lục tra các nguyên nhân, ông L. thừa nhận ông đã hút thuốc lá hơn 30 năm nay và mỗi ngày hút nửa bao thuốc. Ông biết thói quen này không tốt cho sức khỏe nhưng khi chưa thấy bệnh thì ông chưa sợ. Chỉ đến khi nghe bác sĩ tư vấn bệnh ung thư ông mới ân hận vì trót nghiện thuốc lá khiến vợ con lo lắng, thân mang bệnh nặng.

BSCK I Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình hàm mặt, BV Việt Nam - Cu Ba cho biết khi ông L. vào khám, bác sĩ kiểm tra cho bệnh nhân thì toàn bộ vùng niêm mạc sau răng số 8 hàm trên đỏ rực do khối u bị loét và xâm lấn ra xung quanh. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm giác bỏng rát ở vùng tổn thương.

Bác sĩ Thái cho biết các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt vùng tổn thương để tránh ung thư xâm lấn rộng. Tuy nhiên, khi bác sĩ mở cắt u, bên trong xoang chứa rất nhiều mủ. Bệnh nhân bị cắt bán phần xương hàm trên, bao gồm 6 răng hàm. Đồng thời, bác sĩ nạo vét hết u xung quanh vùng hàm ếch.

Bác sĩ Thái cho rằng đến khi bệnh nhân phải hồi phục bác sĩ mới có thể tiến hành tạo hình và trồng răng giả cho người bệnh.

Nguyên nhân của ung thư khoang miệng


Theo bác sĩ Thái ung thư khoang miệng là bệnh ung thư vùng hàm mặt phổ biến ở nước ta. Trong điều kiện nước ta có tỷ lệ hút thuốc lá cao có tới hơn 16 triệu người trưởng thành hút thuốc là thì nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vùng khoang miệng càng lớn.

Bác sĩ Thái chỉ ra các nguyên nhân gây ung thư khoang miệng được chỉ ra đó là hút thuốc lá và uống rượu mạnh.

Hút thuốc lá chiếm tới 75 % các ca bệnh bị ung thư vùng khoang miệng như lưỡi, sàn miệng, khoang miệng…Không chỉ hút thuốc lá chủ động mà hút thuốc lá bị động cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng hơn.

Ngoài thuốc lá, uống rượu những người ăn trầu và lười vệ sinh vùng khoang miệng thì cũng tăng nguy cơ mắc ung thư vùng khoang miệng hơn.

Bác sĩ Thái nhấn mạnh nếu ung thư vùng khoang miệng biết sớm thì cơ hội điều trị cho bệnh nhân tốt hơn. Bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, tại nước ta bệnh ung thư khoang miệng vẫn ít người phát hiện ở giai đoạn sớm. Đa số người bệnh đều đi khám khi bệnh đã xâm lấn rộng. Nhiều người nhầm ung thư khoang miệng với nhiệt miệng, mụn cóc trong miệng.

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vùng khoang miệng:

Đau lưỡi, khó nhai:  Ngoài ra, hiện tượng đau lưỡi, hàm răng yếu và khó nhai thức ăn cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư này, các nha sĩ cảnh báo.

Chảy máu bất thường trong khoang miệng: Việc chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Vết loét hoặc vết chồi lâu lành: Những vết loét trên khoang miệng lâu lành trên một tháng, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn trễ hơn.

Nổi cục hạch vùng cổ không đau: Bệnh nhân phát hiện nổi u hạch ở vị trí thường gặp nhất như vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm. Đây chính là một dấu hiệu sờ thấy của căn bệnh ung thư khoang miệng.


Nguyễn Văn Tuấn

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !