Bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không uống thuốc này

Sốt xuất huyết đang gia tăng ở các tỉnh phía nam và có xu hướng lan ra các tỉnh phía Bắc. Đến nay đã có 16 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trên cả nước. Khi bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không uống thuốc hạ sốt có thành phần gây xuất huyết.

Bị sốt xuất huyết uống thuốc gì?


Chỉ dùng paracetamol

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:
- Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.

Khi có dấu hiệu sốt, người bệnh có thể tự uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hạ sốt được khuyến cáo chỉ sử dụng paracetamol. Đặc biệt, trong thời điểm dịch sốt xuất huyết xuất hiện nếu có dấu hiệu sốt cao cũng chú ý chỉ dùng loại thuốc hạ sốt này.

Trong mỗi sản phẩm thuốc đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Cách 4-6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều.

Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan). Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng.

Không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm.

Tuyệt đối không được dùng aspirin hay ibuprofen trong điều trị sốt xuất huyết. Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết.

Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột...

Kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng trong sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết là do virut gây nên mà kháng sinh lại không diệt được virut. Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện của nhiễm trùng (điều này phải do bác sĩ khám, chỉ định dùng và khi dùng cũng cần tránh các kháng sinh gây giảm tiểu cầu, gây hại gan, thận).

Như vậy, nếu người bệnh tự ý mua kháng sinh về dùng sẽ gây lãng phí tiền bạc, có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc (nhất là đối với người có cơ địa dị ứng) làm cho người bệnh cùng một lúc mắc nhiều bệnh như vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc, việc chữa trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém rất nhiều cho người bệnh.

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Các bạn cần lưu ý hai yếu tố:

- Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh sốt xuất huyết). Nếu người bệnh có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng bị sốt xuất huyết.

- Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên.

Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ.

Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2.

Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói.

 Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác đến trên 90%. Test nhanh sốt xuất huyết có thể làm trong ngày này.

Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất.

Như vậy để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của người bệnh. Đặc biệt phải nhớ ngày khởi phát sốt của người bệnh, các dấu hiệu của bệnh để báo bác sĩ và tập trung những người bệnh có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh sốt xuất huyết.

Hãy đưa người bệnh đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời thì điều trị sốt xuất huyết sẽ đạt kết quả tốt nhất.

K.Chi ( tổng hợp)

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !