Bí quyết trường thọ của lương y gần 100 tuổi với rau, khoai
Ảnh minh họa. |
Giáo sư Nhan Chính Hoa, sinh tháng 2/1920, là chuyên gia nổi tiếng tại Đại học Trung y dược Bắc Kinh, đồng thời được xem là "chiến sĩ" trong lĩnh vực dưỡng sinh tại Trung Quốc, tác giả của cuốn sách bán chạy "Sự thần kỳ ẩn dấu trong những điều bình dị" nói về những điều kỳ diệu và sức mạnh của việc dưỡng sinh. GS Hoa đã chia sẻ về cách sống trường thọ của mình.
Sống đến đâu, vận động đến đó
Ngay từ khi còn trẻ giáo sư Hoa đã ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc tập thể dục, tạo thành thói quen hàng ngày. Theo tuổi tác, sức khỏe thay đổi thì các bài tập thể dục cũng thay đổi theo cho phù hợp.
Việc đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng là ra sân vận động chạy 3 vòng. Nếu chạy xong khoảng 1200m mà cảm thấy chưa hài lòng với việc vận động thì sẽ tập thêm 10 phút thái cực quyền. Liên tục nhiều năm thực hiện việc này đều đặn, không ngày nào nghỉ.
Đến khi bước vào tuổi trên 50, sức khỏe bắt đầu giảm xuống, thể lực không cho phép nên thay vì chạy chậm 3 vòng thì chỉ chạy trong khoảng 20 phút và tập thái cực quyền. Vào cuối mỗi buổi chiều tối, nếu rảnh rỗi sẽ đi tản bộ khoảng 1 giờ đồng hồ.
Sau khi bước vào tuổi 80, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Sức khỏe giảm thì giáo sư Hoa sẽ đi bộ chậm khoảng 1 tiếng, làm một số động tác thể dục tự do, khi thời tiết xấu thì duy trì tập trong nhà. Ít nhiều gì cũng đều phải tập.
Lá lách dạ dày tốt thì tuổi thọ mới dài
GS Hoa là người chú trọng đến việc chăm sóc lá lách và dạ dày. Trong suốt cuộc đời điều trị cho bệnh nhân, ông rút ra một kinh nghiệm sâu sắc rằng, những người khỏe mạnh, sống thọ đều sở hữu tì vị khỏe, ăn uống khẩu vị tốt, ngon miệng, tiêu hóa thuận lợi.
Nhìn ở góc độ đông y, tì vị chính là cái gốc của tương lai. Vì thế mỗi lần ăn uống, GS Hoa đều chú ý đến điều này, làm sao tốt nhất cho tì vị, có ý thức ăn thêm một số món ăn bổ dạ dày lá lách như khoai sọ, khoai mỡ, khoai lang, rau xanh. Món ăn có lợi cho dạ dày bao nhiêu, càng giảm gây bệnh cho chúng bấy nhiêu.
Vào khoảng thời gian năm 86 tuổi, GS Hoa có lần đã mắc bệnh dạ dày, nhưng ông cho rằng nhờ ý thức này mà đã đánh bại bệnh tật. Mà thời điểm đó, không có bí quyết gì đặc biệt, chỉ chú ý thay đổi những tiểu tiết và thói quen hàng ngày, dùng những phương pháp dưỡng sinh đơn giản.
Vấn đề chính để đi đến thành công chính là sự kiên trì, thì sẽ có lợi rất lớn cho cuộc sống sau này, kể cả khi đã già, GS Hoa vẫn không ngừng thực hiện việc dưỡng sinh.
Nói về cách sống của GS Hoa, lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông Y Hà Nội cho rằng đó là cách sống cực kỳ khoa học đã được nhiều sách đông y ghi chép lại. Lương y Trung cho biết bản thân nhiều bậc lương y sống rất thọ vì họ nghiệm ra phương pháp sống khoa học qua các sách cổ. |