Bí mật về tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc

Infonet - Các chuyên gia của Nga nhận định, trong lĩnh vực hạt nhân Trung Quốc đã không còn là “con hổ giấy” và rất có thể quốc gia này sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới với khoảng cách không mấy xa so với Nga hay Mỹ.

Nhận định trên được thể hiện trong bài viết đăng trên website của Đài phát thanh tiếng nói nước Nga đã trích dẫn một số báo cáo được trình bày tại Matxcova. Theo tác giả, Trung Quốc là cường quốc hạt nhân duy nhất không cung cấp bất kỳ một thông tin chính thức nào về thành phần, quy mô lực lượng hạt nhân. Chuyên gia IMEMO Vladimir Dvorkin, một đồng tác giả của báo cáo đã cho biết: “Chương trình hạt nhân và tình hình lực lượng hạt nhân quốc gia được Trung Quốc bưng bít ở mức và bảo mật cao nhất”.

Bí mật về tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc - ảnh 1
Khách tham quan quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc.

Bấy lâu nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định sở hữu kho vũ khí hạt nhân không lớn và không thể so sánh với tầm mức của Nga hay Mỹ. Trong khi đó, việc duy trì bí mật hoàn toàn được giới chức nước này lý giải là do kích thước nhỏ và những điểm yếu. Nhưng các chuyên gia nước ngoài lại cho rằng, sự giấu diếm này của Trung Quốc là để che giấu tiềm năng lớn tới mức dư thừa về năng lực hạt nhân.

Các chuyên gia đã dẫn những dữ liệu mới nhất trong đó có cả những số liệu dựa trên cơ sở thông tin tình báo, cho biết, đến cuối năm 2011 Trung Quốc đã đạt sản lượng khoảng 40 tấn uranium cấp độ vũ khí và khoảng 10 tấn plutonium quân sự. Những khối lượng nguyên liệu này đủ để Trung Quốc chế tạo 1.800 đầu đạn hạt nhân với hơn 50% có thể dành cho các hoạt động triển khai nhanh. Số liệu này cho phép ông Vladimir Dvorkin, người trước khi nghỉ hưu từng phụ trách vấn đề vũ khí hạt nhân chiến lược của Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố: “Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc lớn gấp 2-3 lần so với giới chuyên gia xác nhận. Những đánh giá đã có, đặc biệt là đánh giá của Viện nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển cung cấp chỉ số bị hạ thấp đáng kể so với thực tế”.

Giới chuyên gia về hạt nhân cảnh báo, việc đánh giá thấp tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc là một sai lầm. Đặc biệt, nếu căn cứ vào những nỗ lực hòng chiếm ưu thế quân sự không chỉ liên quan đến vấn đề lãnh thổ và hải phận tiếp giáp biên giới. Tham vọng toàn cầu của Bắc Kinh được chứng minh bằng các cuộc khảo sát hải quân trên những đại dương cũng như sự tìm kiếm thành trì quân sự ở các vùng xa xôi, chẳng hạn tại Ấn Độ Dương.

Các chuyên gia Nga còn lưu ý rằng Trung Quốc đã và đang tuần tự thực hiện việc tăng tầm cỡ và cải tiến các tên lửa chiến lược, tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động. Đặc biệt các loại tên lửa tầm trung và tên lửa chiến thuật cơ động còn được cung cấp cả đầu đạn hạt nhân.

Bí mật về tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc - ảnh 2
Quả bom nguyên tử "Made in China"

Tuy vậy, đối với Vasily Kashin - chuyên viên quân sự của đài “Tiếng nói nước Nga”, kết luận này có thể gây tranh cãi: “Trung Quốc phát triển kho vũ khí hạt nhân chiến thuật trong thời kỳ đối đầu với Liên Xô nhưng không có bằng chứng là vũ khí lớp này đã được đưa vào sản xuất hàng loạt hay đang trong thời kỳ triển khai và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân”.

Trong bản báo cáo vừa được đệ trình lên lãnh đạo điện Kremlin, các tác giả còn khẳng định Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới (ngoài Nga và Mỹ) sở hữu khả năng nhanh chóng gia tăng tiềm lực hạt nhân trong thời gian tương đối ngắn. “Không ai trong câu lạc bộ hạt nhân có thể sánh được với Trung Quốc về khả năng này”, bản báo cáo viết.

Tăng tốc hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực hạt nhân đối với Trung Quốc trước hết là yếu tố mang tính quy chế nhưng điều này cũng có thể là mục đích chính nhằm vào chương trình lá chắn tên lửa mà Mỹ dự định triển khai ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như tiềm năng răn đe hạt nhân của Mỹ, Ấn Độ và Nga.

Để kết thúc bản báo cáo, các chuyên gia khuyến nghị điện Kremlin cần lưu ý tới “yếu tố Trung Quốc” trong việc nghiên cứu, phát triển bất kỳ sáng kiến mới của Mỹ và Nga về hạn chế hoặc cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !