Bí mật các “nữ chuyên giải mã" trong Chiến tranh thế giới II

Đó là những nữ nhân viên giải mật mã mà ngay cả người thân cũng không biết gì về công việc của họ. Đóng góp thầm lặng của họ là một phần không thể thiếu dẫn tới chiến thắng của quân đồng minh.

“Đây là kiểm soát viên về Na Uy. Tôi tìm thấy một bến đỗ tốt cho anh ở Stavanger”, một giọng nữ vang lên qua bộ điện đàm.

Có lẽ không ai ở thế giới bên ngoài có thể hiểu cô gái trên nói gì.

Nhưng đó là lúc ở Công viên Bletchley, một trung tâm giải mật mã ở một vùng quê ở Buckinghamshire, Anh trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II, cô gái trẻ 18 tuổi Ruth Bourne vừa phát hiện ra một mẩu tin tình báo quan trọng.

Bí mật các “nữ chuyên giải mã
Công viên Bletchley là một trong những bí mật tình báo được giữ kín lâu nhất.

Cùng với hàng nghìn phụ nữ khác giải mã các tín hiệu của Đức do các tướng phát xít gửi đi, Bourne vừa tìm ra một mẩu tin để gửi lên cấp trên đánh giá độ quan trọng.

Mỗi phòng ở trung tâm này đều được đặt tên theo các quốc gia bị Phát xít Đức chiếm đóng, và ở đây mỗi chiếc máy đều được đặt tên theo tên các thành phố của các quốc gia đó. Hệ thống giải mã đơn giản nhưng hiệu quả của Công viên Bletchley có lẽ là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại quân đội của Hitler.

Văn hóa bảo mật

Không gồm các nhà giải mãi đầy kinh nghiệm, trung tâm này chủ yếu tuyển các quân nhân trẻ tuổi, một nhóm các cô gái ở độ tuổi 18 từ các thị trấn yên bình của nước Anh có thể giải một câu đố của tờ Daily Telegraph trong vòng chưa tới 12 phút.

“Vào giữa cuộc chiến, tôi nhận được một cú điện thoại nói rằng tôi sẽ phải tham gia phục vụ chiến tranh, làm hậu phương cho quân đội Anh”, bà Margaret Bullen, 88 tuổi, một người vận hành máy nhận mật mã và làm công việc này từ năm 1942 cho tới khi Chiến tranh thế giới II kết thúc.

 “Sau đó Văn phòng ngoại giao gửi một bức thư nói rằng tôi có một cuộc phỏng vấn nhưng tôi không hiểu mục đích của cuộc phỏng vấn đó là gì. Hai tuần sau, tôi được yêu cầu tới Bletchley”, bà kể.

“Trước khi bắt đầu công việc, chúng tôi được yêu cầu kí vào Thỏa thuận các bí mật chính thức, và đó là một trải nghiệm đáng sợ đối với một cô gái trẻ và ngây thơ như tôi khi đó. Tôi không biết mình sẽ thực hiện thỏa thuận đó như thế nào nữa!”, bà Becky Webb, 90 tuổi và là người tham gia hoạt động giải mật mã khi bà 18 tuổi vào năm 1941.

Các cô gái trẻ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuyệt đối tuân thủ thỏa thuận trên, do đó các cô gái như Webb, Bullen và Bourne đã nghiêm túc giữ bí mật về công việc giải mật mã trong vài thập kỷ sau Chiến tranh thế giới II.  

Trên thực tế, phải tới 30 năm sau chiến tranh, bí mật của Công viên Bletchley mới được hé lộ qua cuốn sách “Siêu bí mật” của Frederick W. Winterbotham, một cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Anh.

Cuốn sách được xuất bản năm 1974 này tiết lộ hoạt động “Siêu tình báo” đã diễn ra như thế nào để chặn ngang các đường dây thông tin liên lạc của kẻ thù và truyền thông tin quan trọng cho Anh và các đồng minh. Mặc dù Winterbotham bị cáo buộc đã thêm thắt và tự nâng vai trò của ông trong hoạt động này nhưng cuốn sách đã phần nào hé lộ hoạt động giải mã của nước Anh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai mà trước đó không ai biết đến.

“Điều này có vẻ kì lạ nhưng chúng tôi biết rất ít về những điều đang xảy ra khi đó nhưng công việc của chúng tôi đòi hỏi như vậy”, bà Bullen nói.

“Tôi được đưa đến sống cùng một vợ chồng. Họ được yêu cầu phải cho tôi sống cùng vì lí do chiến tranh. Họ chưa bao giờ hỏi tôi dù là một lần về công việc của tôi. Không ai hỏi chúng tôi, ngay cả những người trong ngôi làng vẫn thường đem cà phê và bữa trưa đến cho chúng tôi bất chấp việc một nhóm các cô gái 18 tuổi bất ngờ đến ngôi làng nhỏ bé này”, bà kể.

 “Tôi chỉ nghe đến cái tên Colossus – tên chiếc máy mà tôi sử dụng cho công việc – khoảng 3 thập kỷ sau khi cuộc chiến kết thúc và cho tới sau này khi tôi tới thăm Công viên Bletchley thì tôi mới thốt lên: “Đây là nơi tôi làm việc, đây chính là công việc của tôi!”, bà Bullen kể.

Mặc dù những tiết lộ của Winterbotham đã “tạo sóng” trong cộng đồng giải mật mã, nhưng ông đã giúp dư luận biết đến những điều xảy ra ở Công viên Bletchley và toàn bộ thông tin được công bố vào đầu những năm 2000.

“Tôi rất vui vì bây giờ chúng tôi có thể nói về thời gian làm việc ở đó vì mọi chuyện đã được công bố và tôi có thể nói về chủ đề đó bất kỳ khi nào có người hỏi”, bà Webb nói.

Những nữ anh hùng thầm lặng

Tuy nhiên, đối với nhiều người trong số các cô gái trẻ ở Bletchley, câu chuyện được công bố quá muộn, nhiều cha mẹ của các cô gái đã qua đời mà không biết con gái họ đã làm việc giải mật mã ở Công viên Bletchley.

Bí mật các “nữ chuyên giải mã
Các nữ nhân viên giải mật mã - những "nữ anh hùng thầm lặng" của Công viên Bletchley.

Bourne, một sĩ quan hải quân 18 tuổi được điều đến một chi nhánh của Công viên Bletchley ở Eastcote – ngoại ô Luân Đôn – là một trong nhiều người không bao giờ được kể với những người yêu quí của mình về đóng góp của bà trong cuộc chiến.

“Chúng tôi có hai cuộc sống riêng rẽ. Một cuộc sống ở khu A nơi chúng tôi ăn uống ở căng tin, tán gẫu về bạn trai và đi tàu hỏa tới Luân Đôn để mua tất da chân màu đen”, bà kể.

“Khu B là nơi chúng tôi làm việc, xung quanh là các bức tường cao, dây thép gai và có 2 lính thủy đánh bộ đứng canh gác. Nếu có ai đó có thể nghe được tiếng nói của bạn ngoài tiếng ồn từ 12 chiếc máy giải mã thì đó là lúc duy nhất bạn nói về công việc của mình - nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Tôi chưa bao giờ biết các đồng nghiệp của mình làm gì và ngược lại. Cha mẹ tôi cũng không bao giờ biết về công việc của chúng tôi”, bà kể.

Sau khi phát xít Đức sụp đổ năm 1945, nhiều cô gái làm ở Công viên Bletchley trở về nhà trong khi các cô gái khác tiếp tục ở lại phục vụ quân đội. Bourne được giao nhiệm vụ mới: dỡ bỏ những cáp phục vụ hoạt động tình báo trong suốt thời kì chiến tranh còn Webb được điều đến Lầu Năm Góc để diễn giải các thông điệp của Nhật Bản gửi cho các quan chức ở đây.

“Khi rời khỏi Bletchley, chúng tôi thực sự không có kĩ năng gì khác ngoài kĩ năng giữ bí mật!”, bà Bourne nhớ lại.

Và bí mật đó đã gần như được “chôn kín”, đặc biệt là sau khi tòa nhà làm việc bị dỡ bở cách đây khoảng 23 năm và tại đó, những ngôi nhà mới và một siêu thị đã được xây dựng. 

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !