Bí ẩn và tin đồn xung quanh vụ Bạc Hy Lai

Những lùm xùm trong vụ Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã cho thấy Trung Quốc đang trải qua cuộc bê bối chính trị lớn nhất kể từ sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Đến nay, vụ án Bạc Hy Lai vẫn còn tồn tại khá nhiều sự bí ẩn và tin đồn.

Bí ẩn và tin đồn xung quanh vụ Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai dựng 3 kịch bản giết cảnh sát trưởng?

Vợ Bạc Hy Lai từng mặc quân phục, tuyên bố bảo vệ Vương Lập Quân

Bí ẩn và tin đồn xung quanh vụ Bạc Hy Lai
Ông Bạc Hy Lai cùng vợ, bà Cốc Khai Lai

Những tin đồn

Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất sau vụ Thiên An Môn năm 1989, với nhiều bí ẩn và tin đồn lẫn lộn. Những câu chuyện xung quanh vấn đề này đang được lớp trẻ Trung Quốc trong những quán bar, những nhà đầu tư Mỹ, người dân, sinh viên, và các doanh nghiệp bàn tán, xì xào.

Tại một quán bar trên tầng thượng của một tòa nhà tại Bắc Kinh, chị Margarita cho biết, “nghe tin cảnh sát và quân đội đang hỗ trợ hai phe khác nhau (về quyền lực chính trị), rất nhiều người thân cận với ông Bạc Hy Lai đã bị bắt tại Trùng Khánh”.

Tối hôm sau, một cán bộ đảng đã nghỉ hưu cho biết: “Đã nghe tin gì chưa? Ông Giang Trạch Dân cũng ở lại Bắc Kinh”. Kể từ khi nghỉ hưu, suốt 10 năm qua, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân sống tại Thượng Hải, hiện ông vẫn là người có ảnh hưởng nhất định tại Trung Quốc.

Khi được hỏi về quá trình chuyển đổi lãnh đạo sắp tới và số phận của ông Bạc Hy Lai, một lái xe taxi cho biết, “những người có năng lực thì không được thăng tiến, những người không có năng lực thì đang điều hành đất nước”.

Một tháng trước, một chủ ngân hàng đầu tư của Mỹ lo lắng gọi từ văn phòng ở Thượng Hải hỏi chuyện một nhà báo tại Bắc Kinh: “Tôi nghe đồn rằng sắp xảy ra một cuộc đảo chính, xe tăng và binh lính đi đầy trên phố. Nghe thì có vẻ điên rồ nhưng đó là tất cả những gì bạn nhìn thấy? E-mail của tôi sáng nào cũng đầy câu hỏi của các khách hàng về việc này”.

Bầu cử và những toan tính chính trị

Trung Quốc đang chuẩn bị cho lần đại hội đảng sắp tới, khi những phần tử ưu tú của đảng, của đất nước tập trung tại thủ đô để thảo luận về con đường mà Trung Quốc cần đi tiếp.

Một thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc sắp được bầu chọn. Nhiều người dự đoán rằng ông Tập Cận Bình sẽ được bầu làm Chủ tịch nước và Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, còn ông Lý Khắc Cường sẽ giữ chức Thủ tướng.

Nhưng kể năm 1995 đến nay, lần này các toan tính chính trị đã được nâng lên tầm cao mới.

Đó chính là sự sụp đổ chưa từng có của ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh cùng vợ, bà Cốc Khai Lai. Ông Bạc cùng vợ bị tình nghi liên quan đến những cáo buộc về tội tham nhũng, rửa tiền, giết người và nghe lén điện thoại của lãnh đạo nhà nước Trung Quốc.

Con đường chính trị của ông Bạc Hy Lai đã tan vỡ sau khi Vương Lập Quân, nguyên Giám đốc công an Trùng Khánh, nguyên phó thị trưởng Trùng Khánh, nửa đêm đến lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, ở lại đó hơn một ngày để cố gắng xin tị nạn chính trị. Vương Lập Quân được cho là người biết nhiều những tình tiết nội bộ của tầng lớp lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc.

Gần đây, một người mù hoạt động vì nhân quyền, ông Trần Quang Thành, sau hơn một năm bị quản thúc tại nhà đã đến Đại sức quán Mỹ tại Bắc Kinh và ở lại đó 6 ngày.

Ông Victor Shih, một chuyên gia nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại đại học Northwestern cho biết, “bề ngoài, Trung Quốc có vẻ yên tĩnh suốt nhiều năm qua. Nhưng bạn không nên nhầm lẫn rằng nó được xây dựng trên sự đồng thuận hài hòa. Phía sau hậu trường có nhiều sự điều động, mà những gì công chúng biết chỉ là những sự cố xảy ra gần đây”.

Phản ứng của người dân

Mọi người quan tâm đến vụ bê bối chính trị này vì điều gì? Đây là một bước ngoặt đối với tất cả đội ngũ trí thức, doanh nhân, quản lý doanh nghiệp nhà nước, công chức, những người có lợi ích gắn liền với các chính sách quản lý của Trung Quốc. Bởi vì những hứa hẹn, cam kết giữa họ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã bị phá vỡ.

Có thể hình dung như thế này: mặc dù người dân không có bất kì tiếng nói nào để lựa chọn hay không lựa chọn người lãnh đạo của mình, và biết rằng nhiều người trong số các lãnh đạo đang tha hóa biến chất. Những người đó sẽ giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, và tất nhiên sẽ ngày càng giàu có hơn. Và trong năm chuyển giao đầy quan trọng này, các lãnh đạo mới của nhà nước vần tầm tầm như vậy, không có gì mới mẻ, nhưng họ có khả năng dẫn dắt Trung Quốc tiến về phía trước.

Rất nhiều người thuộc tầng lớp giàu có tại Trung Quốc lo lắng, cho rằng sự bất ổn tại hàng ngũ lãnh đạo còn đáng sợ hơn thế. Đã có những cuộc biểu tình của những công nhân và nông dân nghèo khổ bị những tham quan lấy mất đất đai. Vì thế, theo giáo sư Vương Lập Bình của trường Đại học Thanh Hoa, những cuộc bạo loạn, đình công, biểu tình đòi tăng lương đã tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm qua, đến năm 2010 là 180.000 vụ.

Và trên thực tế, những người giàu có tại Trung Quốc, bao gồm cả những tham quan, đang tính toán cho bản thân mình và những người thân để định cư ở nước ngoài. Năm ngoái, có hơn 3.000 người dân Trung Quốc xin thị thực đầu tư tại Mỹ, trong khi năm 2007 mới chỉ có 270 trường hợp như vậy.

Bây giờ, sau sự sụp đổ của ông Bạc Hy Lai, mọi tầng lớp đang phải đối mặt với một thực tế đáng báo động rằng, đảng không được kiểm soát chặt chẽ, và các nhà lãnh đạo hàng đầu đang có những chia rẽ sâu sắc.

Đầu tiên, thông tin đấu đá nội bộ mà lần đầu tiên công chúng được biết đến khi các quan chức và các phe phái tranh giành ảnh hưởng qua những tin đồn trên các trang mạng. Tiếp đến, Tân Hoa Xã thông báo về tội lỗi của vợ chồng ông Bạc Hy Lai. Nhiều người cho rằng một số quan chức lãnh đạo hàng đầu và gia đình họ rất trắng trợn, có thể giết người, có khi tham ô tham nhũng nhiều hơn thế.

Ông Jean-Pierre Cabestan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về chính phủ và quốc tế tại trường Đại học Baptist Hong Kong cho biết, “họ giữ ổn định xã hội bằng cách hối lộ, bằng việc mua chuộc người khác. Nhưng bây giờ, làm thế nào để giữ được sự bền vững”.

Những nông dân, công nhân và những người nghèo khổ khác của Trung Quốc thì có những phản ứng khác. Một vài người ông coi Bạc Hy Lai là một người lãnh đạo có những chính sách hiểu quả nhằm giảm thiểu chênh lệch thu nhập, xây dựng nhà ở xã hội, cải thiện chính sách hộ khẩu ở Trùng Khánh, khiến những người nông dân được hưởng quyền lợi giống như người ở các thành thị.

Theo một giáo sư trường Đại học sư phạm Bắc Kinh, thì Trung Quốc đã cho thấy mức độ bất bình đẳng ngang với Nga và Philippines, và thấp hơn nhiều so với Nhật và Mỹ, thậm chí là các nước EU.

Hôm 9/3, tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, ông Bạc Hy Lai (khi đó chưa bị cách chức) đã nói “như chủ tịch Mao Trạch Đông khi xây dựng đất nước có nói, mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là để đảm bảo rằng ai cũng có việc làm, ai cũng có cơm ăn, cùng nhau làm giàu. Nếu chỉ có một vài người rất giàu thì sẽ trở thành chủ nghĩa tư bản, như vậy là thất bại. Nếu tạo ra một tầng lớp tư bản mới, thì đã bước vào một đường lối sai lầm”.

Kiểm soát thông tin

Với 485 triệu người sử dụng Internet và 300 triệu blogger đăng kí, ở những ngôi làng xa xôi hẻo lánh nhất cũng có quán Internet. Các nhà quản lý Internet, các phần mềm giám sát và cả một đội ngũ kiểm duyệt tại các máy chủ như Sina và Tencent đang phải làm việc hết công suất để kiểm soát những gì được đăng tải trên mạng.

Ông Bill Bishop, người giám sát phương tiện truyền thông và Internet của Trung Quốc cho hay, “đây thực sự là vấn đề chính trị đầu tiên của Trung Quốc trong thời đại Internet, Sina Weibo lan truyền tin tức trong công chúng còn nhanh hơn hơn cả đài truyền hình trung ương CCTV”.

Ông Duncan Clark, chủ tịch Phòng thương mại của Anh tại Trung Quốc cho biết, những toan tính chính trị tại Trung Quốc hấp dẫn đến mức “khó tin, điều đó thật thú vị và cũng đáng báo động, … không biết điều gì sẽ còn xảy ra?”

Hòa Phong

Theo Business Week

Theo Business Week

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !