Bernie Sanders - Đối thủ đáng gờm của bà Hillary ngay trong đảng Dân chủ

Dù gần như “vô danh” nhưng Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, ứng cử viên tổng thống năm 2016 của Đảng Dân chủ có khả năng khuấy đảo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khi chạm tới mong muốn của hàng triệu người.

Ngược lại với ứng viên Hillary Clinton, ông Sanders ít được biết đến, có số tiền quỹ ủng hộ ít ỏi, không có kinh nghiệm trong các chiến dịch tranh cử quốc gia và thậm chí còn chưa bắt đầu xây dựng đội ngũ tranh cử.

Nghe có vẻ như ông có rất ít cơ hội bởi bà Clinton đang nhắm mục tiêu gây quỹ tới hơn 1 tỷ USD cho chiến dịch tranh cử, trong khi ông Sanders chỉ mong được có 50 triệu USD.

Bernie Sanders - Đối thủ đáng gờm của bà Hillary ngay trong đảng Dân chủ - ảnh 1

Ông Sanders và vợ.

Khi tuyên bố tranh cử, ông nhấn mạnh vào chương trình nghị sự dân túy. Từ điển Cambridge định nghĩa chủ nghĩa dân túy là "những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân bình thường".

Theo Reuters, nhiều nhà phân tích cho rằng, ông Sanders có khả năng làm được nhiều điều hơn so với những gì mọi người nghĩ. Chiến dịch tranh cử của ông sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với việc xây dựng một phong trào dân túy đang phát triển cả trong và ngoài Đảng Dân chủ.

Như đã đề cập trong tuyên bố của mình, ông Sanders chủ trương tập trung vào những thách thức lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Đó là một nền kinh tế không thực sự phục vụ cho đại đa số người dân và một nền chính trị đang có nhiều vấn đề do các lợi ích cố hữu.

Ông cho rằng, nền kinh tế Mỹ hiện đang chỉ phục vụ cho số ít do 1% dân số giàu có đang sử dụng các nguồn lực của mình để có được những quy định có lợi cho họ. Một số tiền lớn đang được đưa vào nền chính trị nước Mỹ, cả trong bầu cử và vận động hành lang, để tìm cách trao những “phần thưởng” của phát triển kinh tế cho một số ít người.

Bernie Sanders - Đối thủ đáng gờm của bà Hillary ngay trong đảng Dân chủ - ảnh 2

Ông Sander là nhà lãnh đạo mà nước Mỹ đang cần?

Ông bày tỏ mong muốn xóa bỏ tình trạng dùng tiền để chi phối chính trị. Ông muốn đánh thuế công bằng vào những người giàu có và các tập đoàn để đầu tư vào tái thiết nước Mỹ cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cân bằng cán cân thương mại cũng như từ chối bất cứ thỏa thuận thương mại nào do các tập đoàn đa quốc gia đưa ra để phục vụ cho lợi ích của riêng họ, chia nhỏ các ngân hàng lớn và hạn chế những đầu cơ gây bất ổn.

Những vấn đề kinh tế đối với tầng lớp trung lưu cũng là trọng tâm trong suy nghĩ của ông. Ông muốn ai không có khả năng tài chính có thể học đại học miễn phí, đảm bảo cho người lao động có mức lương tối thiểu phải đủ sống và có đủ các quyền lợi cơ bản; mở rộng các lợi ích an sinh xã hội, cung cấp gói bảo hiểm sức khỏe quốc gia (Medicare) cho tất cả mọi người.

Tình hình hiện tại được đánh giá là rất phù hợp với các lập luận tranh cử của ông Sanders. 60% người Mỹ cũng cho rằng hệ thống kinh tế hiện tại của nước Mỹ đang chỉ phục vụ cho những người giàu có. Hai phần ba công chúng Mỹ nghĩ rằng tầng lớp người giàu đang phải đóng quá ít thuế. Cũng hai phần ba công chúng nghĩ rằng các giám đốc điều hành đang được trả lương quá cao. Ba phần tư người nghĩ rằng thay đổi khí hậu là một vấn đề nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

Bernie Sanders - Đối thủ đáng gờm của bà Hillary ngay trong đảng Dân chủ - ảnh 3

Ông Sanders là nhân vật hoạt động tích cực trong các chương trình chống biến đổi khí hậu.

Trong vòng 24 giờ sau khi tuyên bố tranh cử, ông Sanders đã kêu gọi được 1,5 triệu USD. Khoảng 35.000 người đã tài trợ với mức trung bình gần 50 USD mỗi người.

Các lập luận tranh cử của ông hiện đang được nhiều nhà lãnh đạo về chính trị cũng như các phong trào trong và ngoài Đảng Dân chủ ủng hộ.

Chính sách dân túy của ông Sanders cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người trong giới trí thức và chính sách.

Mặc dù có nhiều điểm bất lợi khi tham gia tranh cử hơn so với các ứng viên khác, nhưng ông Sanders có thể trở thành một ứng viên đáng tin cậy với những thông điệp mạnh mẽ, chạm tới mong muốn của hàng triệu người dân Mỹ, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp nghèo và trung lưu.

Trước đó, tờ USA Today dẫn lời của ông Sanders thừa nhận rằng ông đang có một cuộc chiến rất khó khăn với ứng viên khác của Đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton nhưng ông khẳng định mình sẽ giành chiến thắng khi mục tiêu của ông là đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người dân lao động.

Ông cho rằng, người Mỹ đang rất thất vọng và khó chịu với sự tham lam của các công ty Mỹ, với một hệ thống chính trị không có đủ sự quan tâm đối với các vấn đề đang ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Ông nói: "Tôi tin rằng họ muốn có một sư thay đổi cơ bản để chính phủ phục vụ những người dân Mỹ bình thường chứ không phải chỉ phục vụ những tỷ phú”

Mặc dù thừa nhận bà Clinton có khả năng kêu gọi được các khoản đóng góp lớn, nhưng ông Sanders cho biết ông có thể cạnh tranh bằng cách thu hút những đóng góp nhỏ từ hàng triệu người Mỹ và huy động những người trẻ tuổi cũng như các tình nguyện viên giúp ông tiến hành một chiến dịch tranh cử trên toàn quốc.

Ông nói: "Tôi chạy đua trong cuộc bầu cử này để giành chiến thắng. Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy tên tôi, Bernie Sanders. Trong khi đó, có tới hơn 90% người Mỹ đã biết về bà Hillary Clinton. Nhưng tôi tin rằng chúng tôi có cơ hội gây được một lượng quỹ đáng kể từ những đóng góp cá nhân và những đóng góp nhỏ”.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !