Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM kết hợp Trường – Viện trong điều trị da

Ngày 24/6, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chính thức đưa vào hoạt động Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da.

Bác sĩ đang điều trị lão hóa da cho người bệnh

Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da được thành lập với sự kết hợp cả hai lĩnh vực Da liễu (Dermatology) và Thẩm mỹ da (Skin Aesthetics) với mục đích khám chữa bệnh toàn diện và chăm sóc chuyên sâu.

TS BS. Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cho biết, khoa hoạt động theo mô hình điều trị và chăm sóc toàn diện cho người bệnh, kết hợp Trường - Viện trong việc điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Môi trường học thuật luôn cập nhật liên tục phương pháp chẩn đoán, điều trị theo phác đồ và y học chứng cứ trên thế giới.

Khoa phát huy thế mạnh trong việc điều trị tất cả các bệnh về da, lông, tóc, móng; Chăm sóc da lành; Tư vấn sử dụng mỹ phẩm và dinh dưỡng cho da; Điều chỉnh các bất thường của da khô, nhờn, hỗn hợp và nhạy cảm; Phục hồi làn da sau điều trị mụn trứng cá, da lão hóa, da hư do lột da mặt, các tai biến da do điều trị; Chuyên trị các loại u lành da (u tuyến mồ hôi, mụn cóc, nốt ruồi…), sẹo (sẹo rỗ, sẹo lồi, sẹo xấu), thương tổn sắc tố (nám, đốm nâu, tàn nhang…), thương tổn mạch máu...

Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca tổn thương da do chăm sóc không đúng cách hoặc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Điển hình như trường hợp anh L.M.T (33 tuổi, ngụ tại TPHCM) tự ý điều trị mụn bằng thuốc bôi trôi nổi, thường xuyên hút thuốc lá, uống ít nước khiến da mặt anh bị mụn trứng cá, nhiều sẹo rỗ, làn da thô ráp với nhiều nếp nhăn và lỗ chân lông to. Hoặc trường hợp chị P.T.T.V 28 tuổi nhưng da khô, nám, nhiều vết nhăn như phụ nữ trên 35 tuổi.

Từ thực tế rất nhiều ca bệnh đến bệnh viện khi tổn thương da đã ở mức độ nặng, TS.BS Lê Thái Vân Thanh chia sẻ, làn da đẹp trước hết là làn da sáng khỏe. Do đó, nền tảng của chống lão hóa da là cần bảo vệ da khỏi những tác động gây hại, tránh sử dụng và lạm dụng những sản phẩm không rõ nguồn gốc, dẫn đến hệ lụy là cấu trúc của hàng rào bảo vệ da và cấu trúc mô đệm của da bị phá hủy, khiến da nhăn, chảy nhão, không đều màu.

Đặc biệt là vấn nạn lạm dụng các sản phẩm bôi có trộn corticoids, các hóa chất ‘tẩy trắng da” mạnh có chứa chất axit hoặc kiềm mạnh dễ gây tai biến da với các biểu hiện của một làn da “trắng xỉn và bị nghiện”, đó là teo da, dãn mạch, sạm da, rối loạn sắc tố loang lổ, mỏng da, dễ bị ngứa hay đỏ da, rất khó điều trị.

Bên cạnh đó, việc điều trị lột da (peeling), lăn kim, laser, tiêm chất làm đầy (filler)… tại những cơ sở không đảm bảo chuyên môn và an toàn có thể dẫn đến những biến chứng thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng và gây tổn hại da vĩnh viễn.

An Nhiên

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

AI cứu mạng người

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể cứu mạng nhiều người bằng cách chẩn đoán sớm đột quỵ hay phát hiện các cơn đau tim và ung thư nhanh chóng.

Tại sao xe nồng nặc mùi rượu nhưng tài xế có nồng độ cồn bằng 0?

Nữ tài xế ở Hà Nội thừa nhận uống rượu bia nhưng nồng độ cồn bằng 0 nên không bị phạt.

Sự thật về thói quen tưởng như giúp giảm cân

Nhiều người thường không ăn sáng với mục đích giảm cân nhưng thực tế, đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Con gái càng lớn càng xinh, chồng giấu vợ làm xét nghiệm ADN

Chồng chị Hồng trở nên cọc cằn, thường xuyên nhậu nhẹt, không còn yêu thương con như trước vì Lan ngày càng xinh đẹp, không giống cha mẹ. Anh đã âm thầm làm xét nghiệm ADN để xác định huyết thống giữa mình và con.

Đang cập nhật dữ liệu !