Bất ngờ với tác dụng của cây diếp cá, đánh bay bệnh trĩ
Ảnh minh họa. |
Bát nước diếp cá giã đánh bay trĩ
Bị trĩ nội độ 2, mỗi lần đi vệ sinh với chị Hoàng Hương là cực hình. Cách đây 3 tháng, chị Hương đi nội soi đại trực tràng, bác sĩ đã kê thuốc trị trĩ kèm theo thực phẩm bổ sung chất xơ. Triệu chứng đỡ được 1 tháng, sau đó bệnh lại nặng hơn.
Chị Hương kể mẹ chị mách lấy ít lá diếp cá giã vắt nước, vắt thêm quả quất để đỡ mùi tanh và uống.
Chị Hương về làm uống thử. Lần đầu tiên chỉ đưa vào đến miệng là đã muốn nôn thốc nôn tháo vì khó uống. Đến lần thứ hai, chị Hương lấy diếp cá giã cùng 1, 2 quả quất và chắt nước, sau đó pha nước ấm và dễ uống hơn hẳn. Sau năm ngày cố sống, cố chết uống nước diếp cá giã, chị Hương đã đánh bay bệnh trĩ nội. Hai tháng nay bệnh không có dấu hiệu quay trở lại.
Không chỉ với trĩ nội, rau diếp cá cũng được xem là bài thuốc làm co búi trĩ ngoại. Sau sinh con, chị Đỗ Diệu Thúy – 23 tuổi, Hà Đông, Hà Nội bị sa trĩ vô cùng đau đớn. Chị Thúy đã lấy diếp cá giã nhỏ và đắp hậu môn. Kiên trì đắp 1 tuần kèm theo xông nước diếp cá đun. Kết quả, sau 1 tuần sa trĩ co dần lên nên đỡ. Chị Thúy cho rằng mình may mắn không phải đi cắt trĩ vì đã có người sau sinh con sa trĩ phải đi cắt trĩ rất đau đớn.
Diếp cá thần dược cho nhiều bệnh
Theo GS Đỗ Tất Lợi - cây diếp cá là một loại cỏ nhỏ, ưa chỗ ẩm ướt có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đột, thân mọc đứng cao 40 cm có lông hoặc ít lông. Cây diếp cá mọc hoang ở khắp nơi nhất là vùng ẩm thấp. Người dân thường hái về ăn tươi hoặc phơi khô. Cây diếp cá có thể làm thuốc rất tốt.
GS Lợi cũng cho biết thêm trong cây diếp cá có chứa 0,005 % tinh dầu và một ít chất ancacoit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Metylnonylxeton có mùi khó chịu, ngoài ra, cây diếp cá còn có mùi miecxen, axit caprinic và laurinaldenhyt.
Hoa và quả cây diếp cá chứa isoquexitrin và không chứa quexitrin. Độ tro trung bình là 11, 4 %, tro không tan trong axit HCL là 2,7 %.
Tác dụng dược lý của cây diếp cá, cây diếp cá có tác dụng lợi tiểu, tính chất lợi tiểu này do chất quexintrin và các chất vô cơ chứa trong diếp cá. Dung dịch có 1/100.000 phân tử quexintrin vẫn có tác dụng lợi tiểu rất mạnh.
Còn trong đông y, lương y Vũ Quốc Trung – Hội đông y Hà Nội cho biết theo y học cổ truyền, cây diếp cá có tính cay, hơi lạnh, hơi có độc và tác dụng thẳng vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thững, dùng chữa phế ung.
Ngoài dùng chữa ung nhọt, trĩ nội, vết lở loét.., cây diếp cá còn được dùng trong những trường hợp tụ máu, đau mắt, hoặc trong bệnh sa trĩ. Khi bị trĩ có thể giã lấy nước uống và xông rửa sẽ rất hiệu nghiệm.
Bài thuốc từ cây diếp cá - thể lấy diếp cá, táo đỏ, nước sắc uống 3 lần trong ngày chữa bệnh viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa.