Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Cần sự vào cuộc của Nhà nước

Bảo tàng là một thiết chế văn hóa, cần Nhà nước vào cuộc, phải có ngân sách để duy trì, bảo quản tư liệu lâu dài, trùng tu và nuôi bộ phận nhân sự quản lý bảo tàng đó.
Trung tướng Phạm Hồng Cư đã mong mỏi từ lâu

Về việc có nên thành lập bảo tàng mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay không, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Thiếu tướng Phan Khắc Hải cho biết, việc này đã có nhiều người nhắc đến từ lâu: “Ngày trước Trung tướng Phạm Hồng Cư rất tâm đắc với vấn đề này, có bàn với tôi. Khi đó tôi với tư cách là Chủ tịch hội đồng hương Quảng Bình, Thứ trưởng Bộ VHTT &DL.
Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Cần sự vào cuộc của Nhà nước - ảnh 1
Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ảnh hưởng trên toàn thế giới
Tuy nhiên, lúc đó ý tưởng thành lập bảo tàng mang tên Đại tướng là khó. Vì bảo tàng là cấp quốc gia, phải tuân thủ văn bản Nhà nước, được Nhà nước công nhận. Với Đại tướng không khó, nhưng để làm được không phải dễ vì thủ tục hành chính cũng như phải huy động nhiều thứ. Trước nhiều trở ngại, tôi đã đề nghị làm nhà lưu niệm”

Đề xuất này, Thiếu tướng Hải đã bàn với Sở văn hóa thông tin Quảng Bình. Ông Hải nhớ lại: “Đồng chí Lợi là giám đốc Sở lúc đó, rất tâm đắc với đề xuất này, ông đã đề nghị UNBD tỉnh Quảng Bình làm, nhưng do điều kiện khó khăn về kinh tế, Đại tướng lại còn sống, nên nhiều người ngại”.

Mấy lần sau nữa, gặp ông Hải, Trung tướng Phạm Hồng Cư vẫn rất trăn trở, muốn vận động người Quảng Bình làm nhà lưu niệm Đại tướng. Chính ông đã phác thảo ra nội dung nhà truyền thống đó, làm 3 khối nội dung, trong đó có thân thế sự nghiệp, những hoạt động điển hình của Đại tướng như trước Cách mạng tháng 8, sau cách mạng tháng 8, trong kháng chiến chống Mỹ, trong xây dựng đất nước. Rồi một phòng nữa là những tư liệu về Đại tướng. Có phần quốc tế với Đại tướng, có những sưu tầm về tư liệu về Đại tướng trên cả nước và thế giới, từ ảnh đến phim. Song mọi sự chuẩn bị đó đều chưa thành hiện thực…

“Theo tôi, việc thành lập một bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là việc nên làm. Nhưng bảo tàng là một thiết chế văn hóa, cần Nhà nước vào cuộc, phải có ngân sách để duy trì, bảo quản tư liệu lâu dài, trùng tu và nuôi bộ phận nhân sự quản lý bảo tàng” – Thiếu tướng Phan Khắc Hải khẳng định.

Rất cần một bảo tàng về Đại tướng

Trao đổi với báo Infonet về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cũng đồng tình nên có một bảo tàng mang tên Đại tướng: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành huyền thoại. Như một số đánh giá của các nhà sử học Mỹ, chính Đại tướng là người góp phần hình thành trật tự thế giới mới ngày hôm nay, đánh giá đó rất lớn lao. 

Một nhân vật thành huyền thoại như thế, vị tướng lĩnh tài ba của thế giới nên người dân nơi Đại tướng đi qua đều lưu giữ hiện vật về ông. Nếu xây dựng bảo tàng, nhân dân góp kỷ vật thì những kỷ vật đó còn lớn hơn cả bảo tàng. Vĩ đại lắm”

Ông Doãn cho hay, trên thế giới đã có bảo tàng của các cá nhân vị tướng. Điển hình là tướng Kutuzov của Nga trong cuộc chiến tranh chống Napoléon Bonaparte năm 1812. Sau đó nước Nga đã xây dựng bảo tàng về ông như để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến vị tướng già của dân tộc. Bảo tàng Kutuzov rất hoành tráng, phục chế toàn bộ, xây dựng nửa thật nửa ảo, ngay tại Matcova.

Ông Doãn nhấn mạnh “Theo tôi việc xây dựng bảo tàng mang tên Đại tướng là rất cần thiết và chắc chắn cũng là lòng dân”.

Tuy nhiên, theo ông Doãn, trong lúc tang gia bối rối, những việc này cần phải được bàn bạc kỹ lưỡng, từ việc đặt bảo tàng mang tên Bác ở đâu, quy hoạch như thế nào, ai quản lý…
Hiền Lê – Phương Thúy

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !