Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý

Hơn 70 hiện vật quý là kỷ vật kháng chiến của các cán bộ lão thành cách mạng và cổ vật của các nhà sưu tập tư nhân trong và ngoài địa bàn TP đã được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức tiếp nhận sáng 22/11, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ IX (23/11/2013).

Từ khẩu súng lục đến mái tóc dài…

Hưởng ứng thư kêu gọi của UBND TP Đà Nẵng, tại lễ tiếp nhận sáng 22/11, đã có 19 cá nhân, đơn vị chính thức hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng hơn 70 hiện vật quý, gồm 22 kỷ vật kháng chiến của các cán bộ lão thành cách mạng từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; 05 hiện vật chứng tích chiến tranh; 06 hiện vật văn hóa dân tộc; 23 cổ vật và 01 tranh ký họa của cố họa sĩ Đỗ Toàn để lưu giữ, bảo quản và góp phần quảng bá các gốc tích văn hóa – lịch sử của TP Đà Nẵng.

Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 1
Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Chí Cường tặng giấy khen cho nhà sưu tập cổ vật Lâm Zũ Xênh (phải) vì những cống hiến của ông cho Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai cho hay, bảo tàng này hiện lưu giữ và phát huy có hiệu quả hơn 14.000 tư liệu, hiện vật, trong đó có nhiều bộ sưu tập quý hiếm tầm cỡ quốc gia. Đáng chú ý, trong hàng chục bộ sưu tập mà Bảo tàng Đà Nẵng đang sở hữu có nhiều sưu tập được nhiều cá nhân là người Đà Nẵng và các địa phương khác hiến tặng.

Những người tham dự lễ tiếp nhận sáng 22/11 thực sự cảm động khi được biết ông Chế Viết Tấn, vị Chủ tịch đầu tiên của TP Đà Nẵng năm 1945, sau này là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước, trước khi qua đời đã căn dặn vợ con trao lại kỷ vật cho Bảo tàng Đà Nẵng. Và tại lễ tiếp nhận sáng 22/11, gia đình ông Chế Viết Tấn đã chính thức trao cho Bảo tàng Đà Nẵng kỷ vật là một khẩu súng lục hiệu Mauser- Werke mà ông Tấn được cấp năm 1953 và sử dụng suốt trong thời gian hoạt động cách mạng sau này.

Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 2
Các vị lão thành cách mạng trao tặng kỷ vật qua hai cuộc kháng chiến cho Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai (trái) - Ảnh: HC

Bên cạnh đó là chiếc bình bi-đông chiến lợi phẩm mà Dũng sĩ diệt Mỹ Trần Thị Bưởi thu của địch tại cao điểm 31, Cồn Tiên (Gio Linh, Quảng Trị) ngày 20/1/1968; phần tóc dài Anh hùng LLVT Huỳnh Thị Thơ từng cắt ra từ mái tóc của mình để cải trang trốn thoát trước mũi súng quân địch sau khi ném lựu đạn giải vây cho cán bộ lãnh đạo cách mạng quận 3 (nay là quận Ngũ Hành Sơn) tháng 10/1972; chiếc khay làm từ mảnh xác máy bay “thần sấm” F105 của Mỹ bị bắn rơi tại Yên Bái năm 1966 khi ông Lê Sơn làm Giám đốc xưởng A39 – xưởng sửa chữa máy bay đầu tiên của Việt Nam đóng tại đây…

Bộ đồ đá thời tiền sử

Theo ông Hà Phước Mai, là một địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời, Đà Nẵng đã hình thành nên nhiều nhà sưu tập cổ vật tư nhân nặng lòng với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa địa phương, đã bỏ nhiều công sức, tiền của để sưu tầm cổ vật, giữ lại vốn quý cho TP này và mấy năm qua cũng đã có nhiều đóng góp cho các bộ sưu tập của Bảo tàng Đà Nẵng thêm phong phú.

Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 3
Chiếc đỉnh đồng có niên đại từ thế kỷ 19 được Hòa thượng Thích Huệ Vinh hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Trong đó, Hòa thượng Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm, ngoài nhiệm vụ Phật sự còn sưu tầm được nhiều bộ cổ vật đồ sộ để hướng tới hình thành một Bảo tàng Phật giáo ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Tại lễ tiếp nhận sáng 22/11, Hòa thượng Thích Huệ Vinh đã chính thức trao cho Bảo tàng Đà Nẵng một chiếc đỉnh đồng có niên đại từ thế kỷ 19, cao 1m, nặng 100kg, khảm trai quanh thân và nắp; núm và quai đỉnh đắp nổi kỳ lân. Nhà sưu tập Nguyễn Đình Bằng hiến tặng một chiếc vò cổ thuộc văn hóa Chăm có niên đại khoảng thế kỷ 14 – 15…

Đặc biệt, nhà sưu tập nổi tiếng Lâm Zũ Xênh (hiện sở hữu gần 10.000 món cổ vật quý giá, trong đó có những báu vật độc nhất vô nhị) đã lặn lội từ Quảng Ngãi mang ra hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng 21 hiện vật, gồm 5 hiện vật thuộc nhóm chứng tích chiến tranh và 01 bộ sưu tập khảo cổ học. Bộ sưu tập rất có giá trị, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới, có niên đại cách đây khoảng 3.500 – 4.000 năm; gồm 6 chiếc cuốc, 10 chiếc rìu làm từ các chất liệu đá hết sức đa dạng, từ đá basalte, đến đá phtanite và cả đá silic, hầu hết còn nguyên hình dáng ban đầu, đã qua quá trình sử dụng, có tiêu bản được ghè lại phần lưỡi sau khi đã sử dụng một thời gian.…

Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 4
Nhà sưu tập cổ vật Lâm Zũ Xênh giới thiệu về bộ sưu tập đồ đá thời tiền sử mà ông hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Ông Lâm Zũ Xênh tâm sự: "Bộ cuốc và rìu đá tiền sử này tôi sưu tập được ở vùng An Khê (Gia Lai) vào tháng 5/2008. Qua những hiện vật này, ta có thể tìm hiểu phương thức chế tác công cụ sản xuất và hé lộ phần nào cuộc sống của người tiền sử. Nhiều năm đi sưu tầm cổ vật tôi nhận ra rằng di sản văn hóa của cộng đồng dân cư vẫn lẩn khuất đâu đó, đang chờ được khám phá, khai quật. Những cổ vật ấy đều là của cộng đồng nên việc tôi hiến tặng cho bảo tàng là việc trả lại những gì thuộc về cộng đồng, để nhiều người dân được chiêm ngưỡng và tìm hiểu, cùng gìn giữ văn hóa lâu đời của dân tộc".

“Về nguồn” cùng những họa sĩ bậc thầy

Cũng nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sáng 21/11, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với nhà sưu tập Nguyễn Ba Lân (một người con Đà Nẵng hiện công tác tại TP.HCM) khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nguồn”, giới thiệu 45 tác phẩm của nhiều họa sĩ trên mọi miền đất nước, thể hiện sự độc đáo và nghệ thuật sắp xếp khá đa dạng, phong phú.

Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 5
Nhà sưu tập tranh Nguyễn Bá Lân giới thiệu về cuộc triển lãm tranh "Về nguồn" (Ảnh: HC)
Trong đó, lần đầu tiên công chúng Đà Nẵng được thưởng thức tranh do các họa sĩ xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từng làm rạng rỡ nền mỹ thuật Việt Nam trên thế giới như Lương Xuân Nhị, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Đổ Đình Hiệp, Nguyễn Siên, Nguyễn Trung… vẽ hồi thập niên 40; 50 của thế kỷ 20.

Người xem còn được chiêm ngưỡng tranh của họa sĩ Vĩnh Phối được đào tạo tại Học viện La Mã, tranh của họa sĩ Cao Bá Minh có tranh treo thường trực tại Bảo tàng Chiacago (Mỹ), các phụ bản của họa sĩ “Hiệp sĩ cung đình” Tôn Thất Sa vẽ một văn bản cực kỳ quý hiếm về tiền vay của Chính phủ toàn quyền Đông Dương năm 1922 – EMPRUNT INDOCHINOIS – được thiết kế bởi họa sĩ tài danh Victor Tardieu, Giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bảo tàng Đà Nẵng “bội thu” nhiều kỉ vật lạ, quý - ảnh 6
Những người trong giới mỹ thuật Đà Nẵng say mê thưởng thức tác phẩm "Kiều - Kim Trọng" của danh họa Trần Văn Thọ (Ảnh: HC)

Và một trong những điểm nhấn đặc biệt tại cuộc triển lãm này là tác phẩm “Kiều – Kim Trọng” của Trần Văn Thọ (1917), người được bằng khen và huy chương đồng của Hội An Nam khuyến khích mỹ thuật và kỹ nghệ (Sadeai) năm 1936, 1937. Không chỉ chuyên về lụa mà Trần Văn Thọ còn tài hoa trong lĩnh vực sơn dầu (nổi tiếng với bức Thiếu nữ Mường tắm) và đạt được đỉnh cao với sơn mài qua “Kiều - Kim Trọng” được nhiều tạp chí phê bình mỹ thuật quốc tế ca ngợi.

“Ở đây ta còn gặp sự phá cách đầy bất ngờ, lối biểu đạt hình tượng sống động bởi nghệ thuật bậc thầy của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung trong tác phẩm “Kình ngư”; sự ngẫu hứng nghệ thuật mang đậm tính nhân văn trong tác phẩm tự họa của cố nhà thơ Thái Ngọc San… Có thể nói tuy số lượng khiêm tốn nhưng “Về nguồn” thực sự là một cuộc triển lãm đặc sắc, giúp chúng ta có sự nhìn nhận đúng đắn, tự hào về nền văn hóa nước nhà, vun đắp tình yêu quê hương, Tổ quốc” – nhà sưu tập Thái Bá Lân nói.

HẢI CHÂU

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !