Bão số 12 gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, Nam Trung Bộ oằn mình khắc phục

Bão số 12 đổ ập vào các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó tâm bão đổ trực tiếp vào tỉnh Khánh Hòa đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Hiện công tác khắc phục hậu quả do bão gây ra ở các tỉnh đang được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Khánh Hòa: 27 người chết, thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa ngày 5/11, bão số 12 đã đổ bộ trực tiếp vào đất liền tỉnh Khánh Hòa khiến 27 người chết, 5 người mất tích, 89 người bị thương; trên 10.000 căn nhà bị sập và hư hỏng; 3.826 ha diện tích lúa bị ngập và 6.258 ha diện tích hoa màu các loại bị ngập, hư hại; 44.320 lồng bè bị trôi hoàn toàn; nhiều công trình thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hư hỏng nặng nề... Tổng thiệt hại ước tính trên 7.000 tỷ đồng. 

Người dân xã Phước Đồng lợp lại căn nhà để ở tạm

Để kịp thời khắc phục hậu quả, UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các địa phương và các sở, ban, ngành khẩn trương tổ chức khắc phục. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ khẩn cấp: 25.000 tấn gạo, 200.000 viên sát khuẩn Aquatabs và 5.000 kg Cloramin B để khử khuẩn, làm sạch nước; 30.000 lít chất sát trùng Hanlodine 10% để khử trùng tiêu độc ở môi trường chăn nuôi, khu vực buôn bán gia súc gia cầm; 50.000 lít hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh và phòng bệnh các vùng nuôi trồng thủy sản; 15.000 liều vắc-xin tai xanh. 

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ 2.855 tỷ đồng, trong đó: kinh phí khôi phục sản xuất nông nghiệp: 255 tỷ đồng; khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, công trình sạt lở bảo vệ bờ là 1.600 tỷ đồng; kinh phí sửa chữa hư hỏng: công trình y tế, trường học, các trụ sở cơ quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật... là 1.000 tỷ đồng.

Với số lượng nhà của người dân bị sập và hư hỏng lớn, hệ thống đường giao thông hư hỏng, dự kiến cần khối lượng vật tư để sửa chữa, xây dựng lại là: 40.000 tấn xi măng, 10 triệu viên gạch xây, 20 triệu viên gói lợp, 10 triệu m2 tôn. Để kịp thời khắc phục nhà ở và giao thông đi lại cho nhân dân, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, và các tổ chức xã hội kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp chung tay giúp sức cùng với tỉnh để khắc phục kịp thời các thiệt hại.

Phú Yên: Thiệt hàng trăm tỷ đồng, cố gắng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam

Theo báo cáo nhanh của UBND tỉnh Phú Yên, vào sáng 5/11, bão số 12 kèm theo mưa lũ lớn đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, 10 người bị thương, 69 ngôi nhà sập hoàn toàn, 12.382 nhà hư hỏng, tốc mái, xiêu vẹo; 104 tàu thuyền bị chìm và cuốn trôi, hàng nghìn lồng bè nuôi tôm hùm và các loài thủy sản khác bị thiệt hại; gần 17.000 ha mía và hơn 2.000 ha cây cao su ngã đổ.

Mưa bão cũng làm 641 cột điện bị đổ, chủ yếu là trung, hạ áp và nhiều tuyến giao thông tỉnh, huyện, kênh mương, trạm bơm điện thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 61 thôn, 21 xã bị ngập, chia cắt; tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tắc nghẽn nhiều giờ, một số đoạn trên quốc lộ 1 ngập từ 0,5 đến 1m và cầu cảng Vũng Rô bị sóng biển đánh sập hoàn toàn…, ước tổng thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Sau 15 giờ mất điện toàn hệ thống, đến 17 giờ ngày 4/11, một số khu vực ở TP Tuy Hòa đã được cấp điện trở lại.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tắc nghẽn nhiều giờ, một số đoạn trên Quốc lộ 1 bị ngập sâu từ 0,5 đến 1m, lưu thông khó khăn. Hiện đường sắt từ ga Diêu Trì đến ga Phú Hiệp đã thông tuyến; đoạn từ ga Phú Hiệp đến ga Đại Lãnh còn nhiều vị trí cột thông tin tín hiệu ngã đổ vào đường sắt đang được khắc phục; đồng thời đơn vị bảo trì đường sắt đang tiếp tục sửa chữa một số vị trí sạt lở tại khu vực Đèo Cả.

Tối 4/11 tàu SE7 chở 454 khách và tàu SE1 chở 119 khách từ ga Diêu Trì đã về đến ga Tuy Hòa. Ga Tuy Hòa đã phối hợp với lực lượng công an phường 2 để đảm bảo tình hình an ninh trật tự khi tàu SE7 vào Ga Tuy Hòa; đồng thời Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang phối hợp với các đơn vị liên quan huy động 11 xe ô tô khách để trung chuyển toàn bộ hành khách trên tàu. Về đường Hàng không, trong ngày 5/11, các chuyến bay đã trở lại bình thường.

Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ trục vớt tàu cá của ngư dân tại Vịnh Xuân Đài.

Theo báo cáo sơ bộ từ Sở GTVT tỉnh Phú Yên, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng nề sau cơn bão số 12, ước tính thiệt hại hơn 63,7 tỉ đồng. Trong đó, trên các tuyến quốc lộ, tổng thiệt hại khoảng 10,8 tỉ đồng. Trên Quốc lộ 1, tuy không xảy ra tình trạng ách tắc giao thông nhưng 18 trụ đèn trung thế ngã đổ lấn chiếm 1/2 mặt đường giao thông một chiều, nhiều trụ thông tin tín hiệu đường sắt gãy đổ ra đường.

Công an huyện Tây Hòa giúp người dân dọn dẹp nhà

Bên cạnh đó, 80 bộ biển báo, 4 gương cầu lồi cũng bị hư hại; hư hỏng mặt đường khoảng 8,4km. Một số vị trí trên tuyến bị sạt lở đất, đá bồi lấp rãnh dọc khoảng 550m3. Trên quốc lộ 1D, 150 cây xanh bị ngã đổ, hư hỏng 15 bộ biển báo, đất cát lấp cống, rãnh, mặt đường 1.400m3, hư hỏng mặt đường khoảng 800m2.

Trên Quốc lộ 29, thiệt hại khoảng 5 tỉ đồng. Nhiều cây ngã đổ trên đường gây tắc giao thông, đơn vị bảo trì đường bộ đã chặt dọn cây ĐBGT 1/2 mặt đường. Tại đoạn đường qua huyện Đông Hòa, tường hộ lan bị ngã đổ, mái taluy âm sạt lở khoảng 30.000m3.

Mặt đường ổ gà, sình lún rải rác khoảng 1.000m2; sạt mái taluy dương đá rơi lấp rãnh dọc và mặt đường 22,5m3. Đất mái ta luy dương sạt lở bồi lấp rãnh 23,3m3. Ngoài ra, trên các tuyến 19C, từ Km98-Km101, mái taluy dương sạt lở gây bồi lấp mặt đường 11 vị trí, khối lượng ước tính: 5.100m3.

Nhiều đoạn trên các tuyến tỉnh lộ như  ĐT 641, ĐT 642, ĐT 643…bị ngập sâu dưới nước. Hệ thống đường sắt bị tê liệt. Vị trí bị nặng nhất là tại khu vực đèo Cả, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đồng Xuân bị sạt sở ta luy âm nền đường sắt về phía biển dài khoảng 30m, sâu khoảng 30m.

Tại nhiều công trình giao thông đang triển khai trên địa bàn tỉnh, tình hình thiệt hại cũng khá nặng. Công trình cầu Dinh Ông ngập toàn bộ đường công vụ, cầu tạm, bệ hố móng T9 và một số thiết bị xe máy, vật tư công trường, ước tính thiệt hại khoảng 1 tỉ đồng. Dự án nâng cấp tuyến đường bộ nối hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai bị ngập sâu tại nhiều đoạn có tràn qua suối gây tắc giao thông.

Theo chỉ đạo của Sở GTVT, Công ty CP Xây dựng đường bộ Phú Yên đã nhanh chóng tổ chức xe máy, thiết bị, nhân lực để khắc phục sự cố, sửa chữa các vị trí hư hỏng, gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường. Đối với hàng loạt điểm sạt lở trên Quốc lộ 29, đơn vị đang nỗ lực đổ hàng ngàn mét khối đất đá để gia cố lại. Dự kiến sẽ hoàn thành trong 4 ngày tới.

Ngay từ sáng sớm ngày 4/11, Sở GTVT đã tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục đảm bảo giao thông các hư hại. Hiện, toàn bộ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh đã được thông. Các tuyến đường huyện, đường xã đang được các địa phương tập trung khắc phục đảm bảo giao thông.

Đoạn đường sắt từ ga Diêu Trì đến ga Hảo Sơn đã thông tuyến. Các vị trí cột thông tin tín hiệu ngã đổ vào đường sắt đã được khắc phục xong để thông tàu. Đến nay 2 tàu này đã được di chuyển đến Ga Hảo Sơn để thực hiện chuyển tải hành khách bằng ô tô từ Ga Hảo Sơn đi ga Đại Lãnh.

Hiện Sở GTVT đã phối hợp với Chi nhánh Vận tải đường sắt Nha Trang huy động 11 ô tô khách để trung chuyển toàn bộ hành khách trên tàu. Dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện chuyển tải hành khách đối với các tàu tiếp theo qua lại giữa hai Ga Hảo Sơn và Ga Đại Lãnh.

Sở GTVT cũng đã đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức khắc phục các sự cố trên các tuyến quốc lộ được ủy quyền quản lý. Đề nghị Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức khắc phục mặt đường trên tuyến quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh. Đối với hệ thống đường địa phương, Sở GTVT đã đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức khắc phục.

Người dân trở về sau bão lũ

Do mưa bão nên tất cả các nhà máy nước đều bị mất điện. Tại hai nhà máy nước ở hai khu vực: thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) và Vũng Rô (huyện Đông Hòa) không có hệ thống điện dự phòng nên các hộ dân ở đây không có nước máy để dùng. Đến 5h sáng ngày 5/11, 2  khu vực này đã có nước máy để sử dụng.

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 8 giờ ngày 5/11, đã có 27 người chết (Bình Định 3, Khánh Hòa 16, Lâm Đồng 3, Đăk Lắk 1, 4 người sự cố tàu vận tải); 22 người mất tích (Bình Định 4, Phú Yên 1 và 17 người do sự cố tàu vận tải).

Bão cùng làm 626 nhà sập đổ (Bình Định 81, Phú Yên 113, Khánh Hòa 302, Đăk Lắk 113, Đắk Nông 14, Lâm Đồng 3); 39.704 nhà tốc mái, hư hỏng (Quảng Ngãi 57, Bình Định 95 , Phú Yên 12.577, Khánh Hòa 25.495, Ninh Thuận 46, Gia Lai 44, Đắk Lắk 1.321, Đắk Nông 12, Lâm Đồng 66); 4.425 ha lúa bị ngập, trong đó (Bình Định 379, Phú Yên 52, Khánh Hòa 3.748, Gia Lai 25, Đắk Lắk 60, Lâm Đồng 100); 25.212 ha rau mầu thiệt hại (Bình Định 22, Phú Yên 16.707, Khánh Hòa 119, Gia Lai 557, Đắk Lắk 7.699, Đắk Nông 110); 228 tàu cá bị chìm, hư hỏng (Bình Định 2, Phú Yên 114, Khánh Hòa 112); thiệt hại 1.491 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản (Bình Định 10, Phú Yên 24, Khánh Hòa 1.457). 

Hiện, Công ty CP cấp thoát nước Phú Yên vẫn đang huy động lực lượng ứng trực để khi có điện trở lại thì khẩn trương khắc phục những điểm bị sự cố, cấp nước lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Bình Định: Tiếp tục cho học sinh nghỉ học

 Sáng 5/11, tại cuộc họp triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 12 và bàn biện pháp ứng phó với lũ do UBND và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh  Bình Định tổ chức, Sở GTVT cho biết: Mưa lũ trong các ngày qua đã gây nhiều thiệt hại cho hệ thống giao thông trên địa bàn toàn tỉnh. Thống kê sơ bộ ban đầu cho thấy, toàn tỉnh có 50 km đường giao thông bị sạt lở, 2 cầu bị sập mố, xói lở. Đến chiều ngày 5/11, nhiều tuyến tỉnh lộ như ĐT 629 (Bồng Sơn - An Lão), ĐT 640 (Ông Đô - Gò Bồi) và nhiều tuyến đường giao thông nông thôn còn bị nước lũ ngập sâu từ 0,3 - 0,7m. Do vậy, ngành Giao thông cho biết, mức độ thiệt hại cụ thể đối với hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh chưa thể thống kê chính xác, phải chờ đến khi lũ rút hết mới có con số thống kê cụ thể.

Trước tình hình lụt bão gây thiệt hại nghiêm trọng đối với hệ thống giao thông, trong các ngày qua, các đơn vị của ngành GTVT đã tập trung lực lượng, phương tiện để khắc phục các điểm sạt lở, phát dọn cây cối ngã đổ trên các tuyến giao thông để đảm bảo giao thông thông suốt. Tuy nhiên, do mặt đường một số tuyến đường bị xuống cấp nặng nên phải mất thời gian khá dài. Trước mắt, các đơn vị đang tập trung khắc phục các điểm sạt lở lớn, các bong bật mặt đường để đảm bảo cho việc lưu thông an toàn.

Dự báo, những ngày tới, mưa lớn sẽ tiếp tục xảy ra, nguy cơ lũ lụt cao, nên các địa phương cần chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hoài Ân, mưa lớn khiến nước sông An Lão và Kim Sơn dâng cao đã gây ngập lụt trên diện rộng; các điểm cầu Mục Kiến, Phong Thạnh (cũ), Vạn Trung, Tân Xuân, Mỹ Thành đều bị ngập, nhiều trục đường chính thuộc tỉnh lộ 629 và các tuyến đường liên xã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Toàn huyện có trên 1.700 nhà dân và 1.250 giếng nước bị ngập (trong đó có 750 hộ dân đã được di dời khẩn cấp đến vùng cao an toàn, số hộ còn lại di dời tại chỗ); 6 nhà bị sập; 25 ha cây trồng bị hư hỏng. Mưa lũ cũng đã làm hư hỏng 2,2 km kênh mương và nhiều tuyến đường giao thông. Ước tính thiệt hại khoảng 7 tỉ đồng.

Hiện có 12/22 hồ chứa nước trên địa bàn huyện đã qua tràn. Riêng công trình hồ Mỹ Đức, nước qua tràn mạnh đã gây xói lở 12 m3 đá xây mặt tràn; sự cố này đã được khắc phục, gia cố bằng rọ đá trong chiều 5.11. Huyện tổ chức trực ban 24/24 giờ tại 2 hồ chứa nước xung yếu là Kim Sơn và Hóc Sấu.

Đánh giá công tác ứng phó với mưa bão số 12 nói chung và công tác TKCN trên biển nói riêng, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thẳng thắn phê bình UBND TP Quy Nhơn thực hiện công tác thông tin xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trên biển thuộc địa bàn mình quản lý chưa đảm bảo; đồng thời biểu dương các chiến sĩ quân đội, công an và nhân dân TP Quy Nhơn đã tích cực tham gia TKCN thuyền viên. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT và lực lượng quân đội tỉnh cùng tham gia công tác TKCN trên biển do Ủy ban quốc gia TKCN đang triển khai tại tỉnh. Bộ Chỉ huy BĐBP chủ công phối hợp với CA tỉnh cử lực lượng túc trực từ Mũi Tấn đến giáp ranh tỉnh Phú Yên để TKCN thuyền viên. Sở TN&MT và Sở NN&PTNT khẩn trương triển khai biện pháp xử lý sự cố tràn dầu. Lực lượng CA, Biên phòng tỉnh đảm bảo ANTT khu vực ven biển, không để xảy ra tình trạng người dân lợi dụng sự cố tàu mắc cạn để hôi của.

Riêng huyện Hoài Ân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Hoài Ân ưu tiên đảm bảo an toàn cho người dân, nhất là những hộ sinh sống ở những vùng bị ngập lũ, vùng có nguy cơ bị sạt lở, xảy ra lũ quét. Bên cạnh đó, gia cố khắc phục các hồ chứa nước bị hư hỏng, có nguy cơ xảy ra sự cố và có biện pháp bảo vệ các công trình thủy lợi, giao thông, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lũ.

Công tác khắc phục sự cố hồ Mỹ Đức, ở xã Ân Mỹ, Hoài Ân được thực hiện khẩn trương. Ảnh: TIẾN SỸ

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng chỉ đạo các ngành, địa phương kiểm tra, đánh giá cụ thể tình hình thiệt hại, tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa bão; chủ động phối hợp cùng Ủy ban quốc gia TKCN cứu hộ cứu nạn tàu và thuyền viên, triển khai nhanh việc khắc phục sự cố tràn dầu, không để ô nhiễm môi trường ven biển Quy Nhơn; tổ chức thăm hỏi và hỗ trợ các thuyền viên, gia đình thuyền viên bị nạn.

Công ty CP Quản lý giao thông thủy bộ Bình Định khắc phục các hư hỏng, sạt lở trên tuyến ĐT 637 (QL 19 đến hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh).

Về phía ngành giáo dục, sau khi khảo sát tình hình bão lũ tại các địa phương và nhận thấy đường đến trường của học sinh còn bị chia cắt rất nhiều, ngày 5/11, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã ký công văn đề nghị trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố và các trường THPT trong tỉnh tiếp tục cho học sinh nghỉ học trong ngày 6/11. Sau ngày 6/11, tùy tình hình lũ lụt ở địa phương, trưởng phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường THPT xem xét quyết định có cho học sinh tiếp tục nghỉ hoặc tổ chức dạy học lại.

Tại các địa bàn nước lũ đã rút, hiệu trưởng các trường tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, Đoàn Thanh niên, ban đại diện cha mẹ học sinh để khắc phục hậu quả lũ lụt, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy học. Nếu có các điểm bị sạt lở, thiếu an toàn, trường phải dựng rào cách ly, đặt biển cảnh báo, tránh tình trạng học sinh, giáo viên bị tai nạn do tường sập, cây cối gãy đổ.

Sở GD&ĐT cũng lưu ý các trường nếu đang giảng dạy mà lũ lụt đến bất ngờ, hiệu trưởng khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương cử người trực đưa học sinh qua các đoạn đường nguy hiểm hoặc tạm giữ học sinh tại trường và thông báo cho gia đình học sinh biết, đến đón các em về.

Nguồn: Báo Khánh Hòa/Bình Định/Phú Yên

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !