Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm!

Hiện tại, tâm bão còn cách Đà Nẵng khoảng 160km nhưng trên đường phố Đà Nẵng đã xuất hiện cây cối ngã đổ; nước sông Hàn dâng cao mấp mé cầu cảng sông Hàn; nhiều bảng quảng cáo ở bờ Đông sông Hàn đã bị gió đánh rách nát...

Lúc 15h chiều 14/10, Sở chỉ huy tiền phương của Chính phủ đóng tại Đà Nẵng đã tiến hành cuộc họp đầu tiên, rà soát công tác chuẩn bị của các tỉnh, thành miền Trung nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 11. Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định, đây là một cơn bão rất mạnh mà tâm bão sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng.

Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 1
Cuộc họp Sở chỉ huy tiền phương ứng phó bão số 11 tại Đà Nẵng lúc 15h chiều 14/10 (Ảnh: HC)

"Nếu bão số 11 vẫn giữ cường độ như thế này thì sẽ mạnh hơn cả cơn bão số 10 vừa đổ vào Quảng Bình. Thậm chí còn có thể mạnh hơn cả siêu bão Xangsane từng tàn phá Đà Nẵng hồi năm 2006 mà tôi đã trực tiếp chứng kiến" - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho hay, lúc 13h chiều nay, tâm bão số 11 chỉ còn cách vùng bờ biển 220km, hiện cường độ của bão đang ở cấp 13 tức là rất mạnh, so với cơn bão số 10 khi vào Quảng Bình chỉ ở cấp 10 - 11. Từ chiều 14/10 cho đến nửa đêm, bão số 11 sẽ di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc với tốc độ chậm hơn một chút, khoảng 10 - 15km/h. Đến 1h sáng 15/10, vị trí tâm bão ở 16,10 Bắc - 108,30 Đông, ngay trên vùng bờ biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

"Từ nửa đêm nay về sáng, tâm bão sẽ áp sát 3 tỉnh, thành là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó khả năng tâm bão sẽ đi vào Đà Nẵng nhiều hơn. Ở ven bờ Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, khả năng khi bão vào đất liền có gió mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14; còn ở trên biển cấp 13, giật cấp 15 - 16.

Hiện gió đang mạnh dần rồi, tại đảo Lý Sơn đã quan trắc được 19m/s, tức là cấp 8; còn ở ven bờ thì cũng đã cấp 5 - 6 và có thể giật lên đến cấp 7 - 8 rồi, trong khi cơn bão vẫn còn cách chúng ta 200km với cường độ cấp 13. Gió sẽ mạnh dần lên từ tối nay, cao trào là vào lúc nửa đêm cho đến 2 - 3h sáng; giai đoạn từ 2 - 3h sáng đến 7 - 8h sáng là giai đoạn sau khi tâm bão đi vào, lúc gió đổi sang chiều khác.

Đây là hai thời điểm rất quan trọng. Như vậy cơn bão 11 này khác hẳn cơn bão số 10 là nó đổ bộ vào ban đêm. Đây là điểm rất bất lợi cho chúng ta trong cho việc quan sát, chủ động sơ tán, phòng tránh" - ông Lê Thanh Hải cảnh báo.

Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 2
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát: Bão số 11 có thể còn mạnh hơn cả 'siêu bão" Xangsane.

Theo quan sát của PV Infonet, từ chiều 14/10, trên đường phố Đà Nẵng đã xuất hiện một số cây cối ngã đổ; nước sông Hàn dâng cao, mấp mé cầu cảng Sông Hàn; nhiều bảng quảng cáo ở bờ Đông sông Hàn đã bị gió đánh rách nát... CSGT Đà Nẵng đã bắt đầu chốn chặn trên tuyến đường Bạch Đằng để yêu cầu người dân không đi xuống gần sông Hàn vì gió rất mạnh.

Lực lượng CSGT cũng đã dựng rào chắn các phương tiện đi vào khu vực ngã tư Yên Bái - Trần Quốc Toản. Trong khi đó người dân ở khu vực này đang hết sức lo lắng bởi cái cẩu tháp của Vinaconex 25 đang thi công xây dựng khu cao ốc Sở giao dịch 3 của Viettin Bank tại Đà Nẵng.

Đây là cẩu tháp mà ngay từ cuộc họp Ban chỉ huy PCLB - TKCN TP Đà Nẵng chiều 11/10, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã yêu cầu tháo dỡ ngay vì nó nằm trong khu dân cư hết sức đông đúc, mạng lưới điện chằng chịt. Thế nhưng cho đến thời điểm này nó vẫn "bình chân như vại". Và theo ông Phạm Việt Hùng, Giám đốc Sở xây dựng Đà Nẵng thì hiện không còn cách nào leo lên tháo dỡ được nữa vì gió đã quá mạnh.

Vậy là ngoài nỗi lo cơn bão số 11 còn mạnh hơn cả siêu bão Xangsane từng gây kinh hoàng cho Đà Nẵng cách đây 7 năm, người dân ở khu vực ngã tư Yên Bái - Trần Quốc Toản lại còn phải sống trong nỗi phập phồng lo sợ bởi cái cẩu tháp của Vinacones 25 đang treo "tử thần" lơ lửng trên đầu họ.

Dưới đây là những hình ảnh PV Infonet ghi nhận:

Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 3
Lúc 17h chiều 14/10, bão số 11 còn cách Đà Nẵng 200km...
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 4
nhưng trên đường phố đã bắt đầu xuất hiện cây cối ngã đổ...
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 5

Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 6
Nước sông Hàn dâng cao, mấp mé mặt cầu cảng Sông Hàn
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 7
Nhiều bảng quảng cáo ở bờ Đông sông Hàn đã bị gió mạnh đánh rách te tua
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 8
Các chiến sĩ cảnh vệ ở trụ sở UBND TP Đà Nẵng chằng chống cửa kính hội trường để khỏi bị gió bão đánh vỡ.
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 9
Người dân hối hả mua bao cát về chằng chống mái tôn.
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 10
Lực lượng CSGT yêu cầu người dân không đi xuống đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn vì gió rất mạnh.
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 11
Đưòng vào khu vực ngã tư Yên Bái - Trần Quốc Toản bị chặn...
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 12
Lãnh đạo Sở Xây dựng Đà Nẵng
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 13
và người dân tỏ ra hết sức lo lắng.
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 14
với cái cẩu tháp của Vinaconex 25 xây dựng toà cao ốc Sở giao dịch 3 của Viettin Bank tại Đà Nẵng.
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 15
Chiếc cẩu tháp treo lơ lửng trên mái nhà dân
Bão số 11 đổ bộ ban đêm: Cực kỳ nguy hiểm! - ảnh 16
và trên trạm biến áp chằng chịt dây điện.
HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !