Ban thường vụ huyện ủy Đắk Song và Đắk G’long phải chịu trách nhiệm để rừng thông cổ thụ bị tàn phá

Đó là khẳng định của tỉnh ủy Đắk Nông sau khi nhận báo cáo của Đoàn kiểm tra về tình trạng rừng thông bị chặt phá tại 2 huyện Đắk Song và Đắk G’long.

 

{keywords}
Sau khi bị ken gốc, một thời gian rừng sẻ bị chết khô

Theo thống kê của Đoàn kiểm tra tỉnh ủy Đắk Nông, từ năm 2010 đến 2019 tại huyện Đắk G’long có hơn 31ha rừng thông bị chặt phá và ken gốc. Số diện tích rừng này nằm trên địa bàn thuộc 2 xã Đắk Ha và Quảng Sơn.

Tỉnh ủy Đắk Nông kết luận, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk G’long chưa thực hiện quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng. Từ đó, để rừng bị phá với diện tích lớn, nhưng chưa có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh ủy Đắk Nông cũng yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đắk G’long tiến hành kiểm tra theo quy định đối với các tổ chức Đảng, đảng viên không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao để rừng bị phá với diện tích 225,87 ha từ năm 2010-2019.

Tại huyện Đắk Song, theo số liệu mà Tỉnh ủy Đắk Nông thu thập được thì diện tích rừng thông cảnh quan QL14 bị phá trong gần 10 năm qua là 67,52ha.

Trong kết luận của Đoàn kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ rõ, Ban thường vụ huyện ủy Đắk Song đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai, quản lý bảo vệ rừng phòng hộ cảnh quan (PHCQ) theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Nông về công tác tổ chức tuyên truyền, vận động tại các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhưng kết quả, hiệu quả đạt được còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra tỉnh ủy Đắk Nông cũng chỉ rõ, Ban thường vụ huyện ủy Đắk Song thiếu kiểm tra, giám sát; việc phát hiện sai phạm không xử lý kịp thời, dứt điểm.

Đồng thời Ban thường vụ huyện ủy Đắk Song cũng thiếu kiên quyết để xảy ra tình trạng san lấp mặt bằng trái phép trong thời gian dài không có dấu hiệu dừng lại.

Hải Dương

Đã xác định được 6 đối tượng trong vụ phá rừng tại Tiểu khu 132 ở Lâm Đồng

Đã xác định được 6 đối tượng trong vụ phá rừng tại Tiểu khu 132 ở Lâm Đồng

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã xác định được 6 đối tượng trong vụ phá rừng nghiêm trọng vừa xảy ra tại Tiểu khu 132, xã Đạ Sar.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đào đất làm nhà, phát hiện quả bom xuyên phá nặng 227kg

Trong quá trình đào đất làm nhà, một hộ dân ở Hà Tĩnh phát hiện quả bom nặng 227kg. Quả bom này được xác định là bom xuyên phá.

Bé gái nhặt ví có tài sản khoảng 200 triệu, người cha giao nộp sau gần 2 tháng

Khi công an phát đi thông báo truy tìm thì người cha của bé gái nhặt được ví có chứa tài sản khoảng 200 triệu đồng đã mang tài sản đến giao nộp.

Gốm sứ ngư dân khai thác trái phép dưới biển là cổ vật thời Minh - Thanh

Cơ quan chuyên môn nhận định, số gốm sứ được ngư dân khai thác trên vùng biển Quảng Ngãi đều là cổ vật trong thời Minh-Thanh.

Trạm giữ rừng “3 không” giữa đại ngàn Cúc Phương

Không điện, không mạng internet, không sóng điện thoại nhưng những cán bộ kiểm lâm ở trạm Đăn, Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn ngày ngày gắn bó, bảo vệ bình yên cho những cánh rừng.

Muôn kiểu 'sáng tạo' xây trụ, dựng rào ngăn xe đi lên vỉa hè ở Hà Nội

Xây trụ bê tông, đặt barie, dựng rào chắn... là những kiểu ngăn xe máy, ô tô đi lên vỉa hè ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn mỗi nơi mỗi kiểu đã gây mất mỹ quan và giảm công năng sử dụng.

Làm đồng giữa trưa hè rực lửa ở rốn nắng xứ Thanh

Nhiệt độ ngoài trời xấp xỉ 40 độ C, người dân ở vùng ‘rốn nóng’ Hồi Xuân (Thanh Hóa) tranh thủ ra đồng gặt lúa, đốt rơm rạ để chuẩn bị cày ruộng cho vụ mới.

Nắng nóng 40 độ C, nông dân Thanh Hóa phơi mình thu hoạch dứa vàng giải nhiệt

Đang thời kỳ thu hoạch dứa, nhiều nông dân ở các huyện Hà Trung, Yên Định, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chật vật giữa trời nắng nóng 40 độ C trên những cánh đồng. Nước dứa dùng để detox chị em rất ưa chuộng.

Đang cập nhật dữ liệu !