Bài thuốc chống say xe cực đơn giản
Ảnh minh họa. |
Chị Nguyễn Thị Nga – 35 tuổi, Hà Nội kể mỗi lần về quê ăn Tết với chị như cực hình. Quê chị Nga ở Sơn La. Vì say xe nên chị rất ít khi về quê, cả năm có khi chỉ Tết chị mới về. Lên xe chưa lăn bánh đã phải túi nilon để nôn. Sau đó, chị Nga mất 2, 3 ba ngày để hồi phục sức khỏe. Những ai say xe giống chị thì cứ nghĩ tới xe là sợ. Mặc dù cơ thể khỏe mạnh nhưng không hiểu vì sao chị Nga luôn say xe.
Trường hợp của chị Vũ Thị Mận – Phú Thọ cũng tương tự. Chị Mận làm việc ở Phú Thọ, quê ở Thái Bình. Vào dịp nghỉ lễ hàng năm chị ở luôn trên chỗ làm không dám về vì say xe chỉ về nhà vào dịp Tết. Có năm, chị Mận đi xe máy từ Phú Thọ về quê nhưng giờ thì ngại hơn.
Cứ nghĩ tới đi ô tô là chị Mận sợ hãi từ hai, ba ngày trước đó. Mặc dù biết đó là say tâm lý nhưng cả chục năm sống xa quê vẫn không thể cải thiện được chứng say xe.
Anh Nguyễn Mạnh Bắc – Hà Nội tâm sự anh say xe cứ nói tới ô tô là say. Dù là đàn ông nhưng anh thường di chuyển bằng xe máy. Chỗ nào đi tàu được thì đi tàu. Thậm chí, ra sân bay anh còn thuê xe ôm thay vì đi xe ô tô như nhiều người. Anh Bắc không mắc bệnh huyết áp thấp.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết một số nguyên nhân gây hội chứng say xe, đa phần những người hay say xe là trẻ em và phụ nữ. Những người này thường bị huyết áp thấp, những người thường xuyên bị triệu chứng như đau đầu, chóng mặt nên khi đi xe huyết áp sẽ càng tụt giảm nhanh hơn dẫn đến các triệu chứng say xe. Một số trường hợp say xe do đói qua hoặc do tâm lý.
Cách trị say xe đơn giản là làm giảm mùi xăng xe khi lên xe. Có thể dùng vỏ quýt, gừng. Lương y Trung cho biết người bị say xe nên lấy một miếng gừng, nhánh tỏi, củ hành sau đó dán vào mạch ở cổ tay. Sẽ giúp làm giảm cơn say xe. Nếu ngại sử dụng hành tỏi vì sợ người bên cạnh khó chịu thì đơn giản là lấy củ gừng. Miếng gừng dán vào động mạch ở cổ tay. Một số người có thể nhai kẹo gừng. Gừng làm giảm triệu chứng say xe cũng như phòng say xe từ trước.
Theo đông y, gừng có vị cay, tính âm, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Gừng sống còn có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Dùng gừng vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.
Nếu không dán lát gừng vào cổ tay thì có thể chống say xe bằng cách trước khi lên xe 30 phút, dùng một miếng gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi hòa với một cốc nước ấm để uống. Thi thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng cũng làm giảm triệu chứng say xe. Ngoài ra, có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
Một số người có thể lấy vỏ quýt, vỏ cam để đánh bay mùi xe ô tô. Đây là cách nhiều người áp dụng vì đơn giản chỉ cần miếng vỏ cam, vỏ quýt để ngửi, cho vào trong khẩu trang. Lương y Trung cho biết cách chống say xe bằng vỏ quýt được khá nhiều người áp dụng bởi nó khá đơn giản. Tinh dầu từ vỏ cam, vỏ quýt giúp người say xe dễ chịu hơn.
Về lâu dài, lương y Trung cho rằng nên nâng cao sức khỏe thể trạng vì có những người do yếu quá nên mới say xe hoặc do bệnh lý thiếu máu lên não.