Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: "Đã vào ca mổ thì nhà có cháy cũng không thể bỏ"

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh là một trong những bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam về lĩnh vực cơ xương khớp. Ông cũng là người mở đường cho kỹ thuật nội soi khớp và y học thể thao Việt Nam ra thế giới.

 

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Giảng viên Đại học Y dược TPHCM, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm - Đại học Y dược TP.HCM chưa bước sang tuổi 50 nhưng mái tóc ông đã bạc trắng.

"Bác sĩ không phải đơn thuần là nghề mà nó là nghiệp của mình và vào guồng rồi thì cứ phải làm", ông chia sẻ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam.

Bác sĩ 'trơ trọi' vì thiếu thiết bị

Là thầy thuốc nổi tiếng, ông có trăn trở gì với công việc hiện nay?

TS BS Tăng Hà Nam Anh: Năm nào vào ngày 27/2, nhân viên y tế chúng tôi lại được tôn vinh. Tuy nhiên, bạn biết đấy nghề y ở Việt Nam thiệt thòi hơn nhiều so với ở nước ngoài. Tôi có hai trăn trở với nghề y hiện tại.

Thứ nhất, thời buổi công nghệ phục vụ cho cuộc sống, máy móc xe cộ ngày càng thông minh và trong y khoa thì máy móc ngày càng giúp nhiều cho bác sĩ hơn. Nhưng bác sĩ ở Việt Nam chưa được đầu tư tương xứng. Việc chờ mua máy, đấu thầu và kinh phí mua rất lâu. Đây là đặc điểm của nền y khoa ở các nước đang phát triển.

Các bác sĩ đi học ở nước ngoài thì máy móc "phục vụ tận răng" nhưng về bệnh viện Việt Nam thì họ "trơ trọi" vì thiếu thiết bị.

Tôi được làm việc ở BV lớn được trang thiết bị đầy đủ hơn nhưng rất nhiều đồng nghiệp của tôi ở tuyến huyện, tuyến tỉnh đôi khi không được trang bị.

Thứ hai, đào tạo y khoa ở Việt Nam đang cắt khúc. Ở nước ngoài người ta đào tạo một chuỗi trung bình khoảng 15 – 16 năm. Còn bác sĩ ở Việt Nam học cắt khúc. Khi ra trường đi làm rồi mới học lại chuyên khoa hoặc có người đi học về cũng không biết làm gì vì 'bơ vơ' không có cơ hội phát triển.

Vì vậy, theo tôi hay nhất vẫn là đào tạo 1 lèo. Chúng ta đào tạo 1 chuyên khoa và đào tạo xuyên suốt để khi ra trường họ có kinh nghiệm để khám chữa bệnh.

Hiện Bộ Y tế đã có các chương trình hỗ trợ như Đề án 1816, Đề án Bệnh viện Vệ tinh và gần đây nhất là hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa Telemedicine.

Tuy nhiên, với phương thức hỗ trợ trực tuyến vẫn khó vì nghề y là nghề phải nhìn, sờ, nghe, gõ. Bác sĩ phải khám trực tiếp bệnh nhân nhưng đối với Telemedicine thì thầy ở trên còn người thu thập dữ liệu bệnh nhân ở dưới báo cáo lên đôi khi “đầu vào”chưa chính xác thì “đầu ra” cũng không thể thực hiện đúng được.

{keywords}
BS Tăng Hà Nam Anh là một trong những người thường xuyên đi đến các tỉnh thành để trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật nội soi khớp. 

Ông được coi là người viết tên Việt Nam lên bản đồ nội soi khớp, y học thể thao ở khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Trên hành trình mở đường đó ông gặp những khó khăn gì?

TS Tăng Hà Nam Anh: Thực ra, khi tôi đi học ở Pháp về, các thầy và các anh đã làm nội soi khớp gối. Lúc ấy, bác sĩ làm rất cực vì quá mới mẻ và không có trang thiết bị đầy đủ. Một ca phẫu thuật dây chằng chéo mất 3,4 tiếng đồng hồ.

Phẫu thuật nội soi khác với mổ mở. Nội soi cần rất nhiều máy móc, dụng cụ làm sao giúp bác sĩ có thể nhìn thấy hết tổn thương bên trong. Đến năm 2006, tôi về BV Đại học Y Dược, ở đó có Trung tâm huấn luyện nội soi với các máy móc dụng cụ tốt.

Tôi chủ động liên hệ với các hãng máy móc và các thầy ở nước ngoài để triển khai kỹ thuật nội soi khớp gối sau đó đến khớp vai.

Ca nội soi khớp vai đầu tiên làm ở BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM do BS Nguyễn Trọng Anh thực hiện. Sau đó, các bệnh viện khác không làm mà chỉ có BV Đại Y dược bắt đầu thực hiện nội soi khớp vai.

Khi chúng tôi làm chủ được kỹ thuật thì bắt đầu mở các hội nghị thường niên để phổ biến kiến thức và mời chuyên gia nước ngoài về triển khai kỹ thuật.

Đại học Y dược mở các lớp đào tạo để các bạn trẻ yêu thích phẫu thuật khớp có thể học và thực hành. Năm 2010, khi tôi về làm trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình ở BV Nguyễn Tri Phương, theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược TP.HCM, tôi đã xây dựng 1 Trung tâm phẫu thuật thực nghiệm để thực hiện việc giảng dạy kỹ thuật mổ và chuyển giao kỹ thuật mổ.

 

Hiện tôi không đặt nặng 4 sao hay 5 sao, không coi bệnh viện là khách sạn mà coi bệnh viện là nơi điều trị nhanh nhất cho bệnh nhân.

Khi bệnh nhân đến bệnh viện họ mang theo trăm ngàn nỗi lo chứ không phải vào bệnh viện như khách sạn để nghỉ dưỡng.

 

Ở đó có máy móc, có mọi thứ để học viên có thể thực hiện học và lớp nội soi có rất nhiều bạn trẻ đăng ký học. Những học viên này rất thích thú và ai bước vào phòng mổ cũng tự tin vì họ đã làm hết các kỹ thuật này trên xác. Thời gian học rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng.

Tôi cũng đi khắp các tỉnh thành chuyển giao kỹ thuật. Tôi đi tận nơi để cầm tay chỉ việc từ thiết kế phòng mổ, trang thiết bị phòng mổ… Tôi nhớ khi Hà Nội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tôi có dịp mổ trình diễn ca phẫu thuật trật khớp vai tái hồi dưới sự chứng kiến của hơn 100 đồng nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc.

Đến giờ, dấu chân tôi đã có ở hầu hết các tỉnh thành để hỗ trợ các bạn đồng nghiệp, khi họ có thể nắm vững vàng kỹ thuật tôi rút dần về.

Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng mình không thể ở mãi trong nước mà nên mở rộng ra nước ngoài. Tôi đi hội nghị ở các nước Đông Nam Á.

Có lần đi hội nghị ở Indonesia, chúng tôi gồm bác sĩ của 6 nước Thái Lan, Singapore, Việt Nam, Malaysia, Philippin và Indonesia bắt đầu ngồi với nhau sáng lập Hội Nội soi khớp và y học thể thao Đông Nam Á.

Mỗi năm hội sẽ thực hiện hội nghị ở một nước và chúng tôi mời các chuyên gia hàng đầu ở Bắc Mỹ, Đông Nam Á về để chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra các lớp đào tạo về nội soi. Một nhóm bác sĩ sẽ đi 1 vòng các nước Đông Nam Á để trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng cho các bạn trẻ về kỹ thuật phẫu thuật nội soi khớp.

Đến nay tôi vẫn là thành viên tích cực của Hội và thường xuyên đưa các bác sĩ Việt Nam đi báo cáo ở khu vực đồng thời cũng mời các chuyên gia về đào tạo thêm cho các bác sĩ trẻ của nước mình.

Hiện Việt Nam cũng thiết lập hội chẩn online với Hội nội soi Đông Nam Á, từng bước đưa nội soi khớp Việt Nam ra thế giới.

{keywords}
BS Tăng Hà Nam Anh (bên trái) và đồng nghiệp.

Bạc tóc vì nghiệp

Ông đi khắp nước để khám chữa bệnh, và vẫn đau đáu làm sao để phát triển kỹ thuật, hỗ trợ đồng nghiệp tuyến dưới. Ông thấy công việc của mình có vất vả quá không?

TS Tăng Hà Nam Anh: Vất vả chứ, bạn nhìn xem tôi sinh năm 1974 mà tóc đã bạc trắng. Nhiều bác sĩ trẻ tuổi đã có mái tóc trắng tinh. Như vậy, bạn đã thấy rõ ràng dấu ấn thời gian và công việc như thế nào với tôi.

 

Tôi chỉ mong người Việt có cơ hội khám chữa bệnh tốt nhất sánh ngang với khu vực với mức chi trả đúng giá Việt.

 

Nhưng khi tôi bước vào công việc thì lại rất đam mê.

Khi bạn đang vào ca mổ thì nhà có đang cháy cũng không thể bỏ đó mà đi được, đã lên cuộc mổ là phải đi đến cùng.

Ngành y rất vất vả không đơn giản như người ta nghĩ, nó còn là nghiệp và cứ cuốn mình đi.

Ngay cả ngày 27/2 tôi vẫn đi mổ. Con gái tôi còn bảo “Ba đi làm hoài, không chăm sóc gia đình của mình gì cả”.

Tôi có một anh bạn dù đã về hưu nhưng vẫn đi làm. Anh ấy có thể nghỉ nhưng ở nhà buồn nên anh vẫn đi làm vì đam mê và đột quỵ ngay trong phòng mổ.

Muốn kiếm tiền thì hãy đầu tư bất động sản, đừng làm bác sĩ

Nhiều người vẫn nghĩ nghề y là nghề hot, thậm chí không ít người cho rằng vào học trường y là cơ hội làm giàu, ông thấy thế nào?

TS Tăng Hà Nam Anh: Một số người cũng nói thu nhập bác sĩ cả tỷ đồng mỗi tháng, nhưng trong cả trăm ngàn bác sĩ, người như thế chắc bạn đếm được trên đầu ngón tay.

Nếu ai nói vào nghề y để kiếm tiền tôi nghĩ họ nên đầu tư bất động sản hoặc làm doanh nhân, doanh nghiệp. Nghề y các bạn làm tốt sẽ nhận được sự kính trọng từ xã hội, có mức kinh tế trung lưu khá. Nếu muốn giàu trong nghề y thì vô phương rồi vì tôi chưa thấy ông bác sĩ nào giàu cả.

Các bạn trẻ có thể cống hiến 1, 2 năm trước nếu không đủ đam mê thì hãy chuyển hướng ngay vì đa số thi vào trường y đều là người thông minh nên ở bất cứ lĩnh vực gì cũng đều có thể làm.

Nhiều người tôi biết họ cố theo nghề y và hơn chục năm sau lại bỏ vì chưa đủ đam mê. Điều đó rất tiếc vì bạn quay lại từ đầu thì vạch xuất phát đã muộn. Đừng coi nghề y là nơi kiếm tiền tốt.

Câu chuyện thu nhập bác sĩ tại bệnh viện công vẫn tốn rất nhiều giấy mực cũng như trăn trở của người làm ngành y, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

TS BS Tăng Hà Nam Anh: Bác sĩ ở miền Nam sống bằng phòng mạch, tôi có 1 phòng mạch khá đông khách. Tuỳ theo ước muốn của người bệnh mà tôi sẽ giải quyết cho họ có thể mổ ở bệnh viện công hay bệnh viện tư. Với tôi, 1 người bệnh giàu nghèo đều điều trị như nhau đích cuối là khỏi bệnh. Chúng ta không thể điều trị cho 1 bệnh nhân ở quê xong họ phải bán nhà, bán trâu đi. Người bác sĩ phải biết cân nhắc tuỳ vào từng người để có kế hoạch điều trị cho họ.

 

Nếu ai nói vào nghề y để kiếm tiền tôi nghĩ họ nên đầu tư bất động sản hoặc làm doanh nhân, doanh nghiệp. Nghề y các bạn làm tốt sẽ nhận được sự kính trọng từ xã hội, có mức kinh tế trung lưu khá. Nếu muốn giàu trong nghề y thì vô phương rồi vì tôi chưa thấy ông bác sĩ nào giàu cả.

 

 

Hiện các bệnh viện công cũng có nhiều chính sách, cơ chế để tăng thu nhập cho bác sĩ. Nhưng tôi nghĩ, trước khi chờ nhà nước giải quyết thì bác sĩ nên tự giải quyết vấn đề kinh tế của mình trước.

Bác sĩ được phép tham gia khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân và có thể mở phòng mạch. Đa số các bác sĩ có điều kiện kinh tế khá đều làm như vậy chứ không thể trông chờ vào nguồn thu nhập từ bệnh viện trả.

Nếu bác sĩ giải quyết được áp lực này thì chúng ta sẽ thoát khỏi những ‘lùm xùm’ trong bệnh viện.

Nghe nói ông đã xây dựng cho mình một cơ sở y tế mới, giữa lúc đại dịch khiến nhiều bệnh viện tư rất khó khăn, thậm chí lao đao?

TS BS Tăng Hà Nam Anh: Nhiều người cũng hỏi tôi như thế. Tôi đang có vị trí tốt ở một bệnh viện công và trường đại học y dược, nhưng tôi vẫn muốn thử sức ở lĩnh vực mới. Từ trước tới nay y tế tư nhân người ta vẫn nghĩ là nơi kiếm tiền không phải là nơi chữa bệnh. 

Nhưng khi tôi tìm hiểu, tôi muốn xây dựng một trung tâm điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và không đặt lợi nhuận lên hàng đầu. Nhà đầu tư cũng cam kết với tôi như vậy nên tôi sẽ xây dựng trung tâm chỉnh hình và y học thể thao mới.

Tôi không kỳ vọng tất cả bệnh nhân không phải đi nước ngoài nhưng nếu có thể người bệnh đến để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ. Khi người bệnh tin tưởng trao quyền điều trị cho chúng tôi thì chúng tôi sẽ làm tốt nhất.

Hiện tôi không đặt nặng 4 sao hay 5 sao, không coi bệnh viện là khách sạn mà coi bệnh viện là nơi điều trị nhanh nhất cho bệnh nhân. Khi bệnh nhân đến bệnh viện họ mang theo trăm ngàn nỗi lo chứ không phải vào bệnh viện như khách sạn để nghỉ dưỡng.

Ai vào viện cũng muốn ra sớm nhất nên bệnh viện không phải như resort 5 sao.

Tôi chỉ mong người Việt có cơ hội khám chữa bệnh tốt nhất sánh ngang với khu vực với mức chi trả đúng giá Việt.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Phương Thúy (thực hiện)

Những 'Chiến sỹ áo trắng' trên tuyến đầu chống dịch

Những 'Chiến sỹ áo trắng' trên tuyến đầu chống dịch

Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, đội ngũ cán bộ ngành y tế được ví như những “Chiến sĩ áo trắng”.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !