Bác sĩ Lương bị 42 tháng tù giam, nhiều bác sĩ bất bình!
Cộng đồng y khoa lo lắng công việc của mình |
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, sau khi bác sĩ lương bị tuyên án 42 tháng tù giam. Các bác sĩ đã nói về nỗi sợ hãi của họ bởi khi đặt họ vào hoàn cảnh của bác sĩ Lương thì bất cứ ai cũng sẽ phạm phải tội đúng như vậy.
Trong y giới, bác sĩ Phúc cho rằng đã và sẽ có những bác sĩ chống lại sự đe dọa, ít nhất là họ tránh những sai lầm về mặt hành chính, vì họ sợ rằng sự nhiệt tình và tốt bụng bỗng chốc trở thành bằng chứng pháp lí khiến BS. Lương phải ngồi tù.
Theo dõi phiên tòa trong suốt thời gian qua, bác sĩ Phúc nhấn mạnh Tòa án Hòa Bình chỉ dựa trên kiến thức luật pháp mà không lắng nghe tiếng nói của những chuyên gia y tế, bất chấp quan điểm của các hiệp hội chuyên ngành y khoa, không xem xét vụ án trong bối cảnh thực tế của ngành y, không chịu tìm hiểu và tham khảo các tình huống pháp lí tương tự ở những quốc gia phát triển mà hoàn toàn phù hợp với luật pháp và đạo đức xã hội ở Việt Nam.
Khi đó, bác sĩ sẽ bỏ qua quyền lợi của bệnh nhân mà quên đi bản sắc nghề nghiệp của họ.
Khi bác sĩ không làm gì sai, nhưng họ vẫn bị xúc phạm và đe dọa, họ sẽ quyết liệt phản đối, không phải chỉ để cho họ, mà để bệnh nhân không phải là những người cuối cùng phải trả giá.
Còn TS Võ Xuân Sơn cho rằng từ khi có bán án với bác sĩ Hoàng Công Lương, cả ngành y là tâm lý hoang mang lo sợ. Bác sĩ Sơn cho biết nếu nhân viên y tế đình công, người chịu thiệt thòi đầu tiên là bệnh nhân. Mà bệnh nhân không phải là đối tượng để nhân viên y tế tác động. Trên thực tế, chính những nạn nhân của thảm họa lọc thận Hòa Bình đã cùng nhau đứng ra bảo vệ cho bác sĩ Lương, đòi công lí cho ngành y.
Không thể bắt người bệnh phải chịu những thiệt hại, mất mát do việc đấu tranh của nhân viên y tế, trong khi chúng ta đang đấu tranh vì quyền lợi của chúng ta, và cũng là quyền lợi của họ, để họ đừng bị những thiệt hại không đáng có.
PGS Phạm Duệ - nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết ông rất bất bình với bản tuyên án của tòa án Hòa Bình. Lý giải của PGS Duệ theo Nghị định 36/2016/NĐ-CP có quy định “đơn vị sử dụng có trách nhiệm sử dụng...bảo trì bảo dưỡng theo hướng dẫn của người sản xuất”. Đơn vị sử dụng ở đây là đơn nguyên thận nhân tạo nằm trong khoa hồi sức cấp cứu, của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Theo bản án Tòa án cho rằng: Lương cẩu thả, chưa được ai bàn giao, chưa biết hệ thống nước có an toàn hay chưa, chỉ nghe điều dưỡng thông báo... và kết luận rằng Lương “ cẩu thả, làm việc theo thói quen và tự tin vào kinh nghiệm bản thân” vì vậy tòa án BS. Lương bị 42 tháng tù giam.
Theo PGS Duệ bác sĩ Lương không cẩu thả vì theo định nghĩa của từ cẩu thả là không để ý, không quan tâm. Bác sĩ Lương là người ký đề xuất sửa chữa bảo dưỡng hệ thống nước và đã được y tá báo cáo là anh Sơn báo là việc sửa chữa đã xong và có thể cho chạy được. Việc kiểm tra lại thông tin chỉ khi nghi ngờ là thông tin không chính xác. Ví dụ khi y tá đo huyết áp, nếu thấy bất thường thì bác sĩ có thể nghi ngờ và cần kiểm tra lại nếu đó là y tá mới chưa thành thạo hoặc y tá già.
Còn nếu y tá báo cáo mà bác sĩ phải kiểm tra thì chắc không cần y tá mà phải tuyển thêm nhiều bác sĩ: cả thế giới không ai làm như vậy. Và người ta thường nói: thầy thuốc già đó thầy thuốc có kinh nghiệm và kinh nghiệm thực hành của 1 thấy thuốc làm cho chất lượng và tốc độ công việc tăng lên, vì thế theo thời gian 3 năm 1 lần thầy thuốc được tăng lương. Một thày thuốc được đào tạo, lại có kinh nghiệm, lại tự tin, lại không bỏ sót nhiệm vụ, tin tưởng vào y tá vốn trung thực của mình, có thể nào ngờ đó lại là cái cớ để cho tòa tuyên án hành vi ra y lệnh chạy thận của anh - vốn là hành vi cứu người - trở thành hành vi nguy hiểm và anh trở thành tội nhân “ vô ý giết người”.
PGS Duệ cho rằng, không thể nào một bác sĩ được cả tập thể gia đình bệnh nhân gặp nạn tử vong đánh giá là tốt, là nhiệt tình, là vô tội lại nhận án “gây chết người".