Bắc Kạn: Bản làng vùng DTTS đổi thay nhờ Chương trình 135
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt Chương trình 135, diện mạo vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có những chuyển biến tích cực.
Góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng miền núi
Sau 5 năm triển khai thực hiện Hợp phần đầu tư hạ tầng cơ sở (CT135), với trên 417 tỉ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 758 công trình hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện, trường, lớp học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, nước sinh hoạt tập trung tại các huyện nghèo và các xã ĐBKK được xây dựng mới, duy tu bảo dưỡng. Các công trình đã được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần mở rộng giao thương, cải thiện điều kiện sinh sống và sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân.
Năm 2019, xã Cao Sơn, huyện Bạch Thông được đầu tư gần 1,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 (CT135) để cải tạo, xây dựng các công trình hạ tầng. Đến nay, 6/7 thôn, bản trên địa bàn xã đã hoàn thiện hệ thống đường bê tông, 7/7 thôn, bản có nhà văn hóa mới.
Đặc biệt, người dân được tham gia các công đoạn sửa chữa, thi công công trình hạ tầng. Như chia sẻ của ông Triệu Văn Vương, thôn Khau Cà, xã Cao Sơn: “Chúng tôi được tham gia vào quá trình thi công, trong đó, nhiều ý kiến đóng góp đã được UBND xã tiếp nhận, triển khai. Nhờ đó, các công trình hoàn thành bảo đảm chất lượng, tiến độ, phù hợp nhu cầu thực tế”.
Với các giải pháp đồng bộ trong đầu tư hạ tầng thuộc CT135, đến nay, toàn huyện Bạch Thông đã đầu tư 84 công trình thủy lợi, hạ tầng và công trình dân sinh; duy tu, bảo dưỡng 20 công trình trường học, đường giao thông, nước sinh hoạt…
Tại huyện Na Rì, trong 5 năm qua, đã có trên 58 tỷ đồng được đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu (mở mới, nâng cấp 77 công trình giao thông, làm mới 6 cầu, cống, 16 công trình thủy lợi; xây dựng, sửa chữa, san ủi mặt bằng 27 công trình trường, lớp học, trạm y tế, trụ sở xã, công trình cấp nước sinh hoạt, nhà cộng đồng).
Ông Nông Quang Kế, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết: Từ nguồn lực của CT135, giai đoạn 2016-2020, kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn ĐBKK như điện, đường, trường học, nhà văn hóa, nước sinh hoạt... được đầu tư xây dựng đã từng bước đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, 100% số xã đã hoàn thành giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo kế hoạch. Một số xã có bước phát triển khá toàn diện, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Người dân xóm Lũng Noong, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn phấn khởi vì những con đường mới mở sẽ giúp bà con dễ dàng tiêu thụ nông sản5 |
Nâng cao đời sống người dân
CT135 đã từng bước nâng cao đời sống người dân, tạo sinh kế cho hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh có trên 75.600 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, giúp họ có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 26,61%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 12,93% thì đến năm 2019 giảm còn 19,57% hộ nghèo và 11,33% hộ cận nghèo. Đối với các huyện nghèo (Pác Nặm, Ba Bể), tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,18% (2016) xuống còn 27,55% (2019).Trong năm 2020, mặc dù có nhiều yếu tố bất lợi nhưng Bắc Kạn đã nỗ lực để hoàn thành mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo thêm 2,5% nữa, góp phần đạt mục tiêu của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra (mỗi năm giảm 2%-2,5%).
Nhằm tạo mọi điều kiện cho đồng bào các xã, thôn ĐBKK vươn lên, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện Chợ Mới còn triển khai các hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Năm 2020, huyện đã phân bổ gần 1,7 tỷ đồng để thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho 197 hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo phát triển sản xuất với tổng số 12 dự án. Trong đó có dự án nuôi trâu, bò, dê, lợn sinh sản; nuôi gà, lợn thịt, tiến độ giải ngân các dự án đạt trên 70%.
Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, huyện đã phân bổ hơn 500 triệu đồng để hỗ trợ cho 49 hộ nghèo và cận nghèo thực hiện dự án chăn nuôi gà thịt, thâm canh cây chè. Hiện đã thực hiện xong khối lượng và đã giải ngân đạt 100% kế hoạch. CT135 đã hỗ trợ trực tiếp cho người dân từ giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã góp phần giúp người dân có điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Một số mô hình đem lại hiệu quả như: mô hình chăn nuôi gà tại xã Yên Hân, Quảng Chu; thâm canh cây chè tại xã Yên Hân, Yên Cư... đã giúp người dân thêm nguồn thu nhập.
Đánh giá cao tính hiệu quả, thiết thực của CT135, bà Triệu Thị Thu Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn khẳng định: CT135 giai đoạn 2016-2020 đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân; mang lại diện mạo mới cho các xã ĐBKK. Đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từng bước được cải thiện và nâng cao. CT135 được triển khai đồng bộ, minh bạch, đạt hiệu quả, hợp lòng dân, có tác động trực tiếp thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi tỉnh Bắc Kạn.
Theo bà Triệu Thị Thu Phương: Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn sẽ tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng. Đặc biệt, với Bắc Kạn, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 được kỳ vọng là một “luồng sinh khí mới” giúp tỉnh Bắc Kạn có thêm nguồn lực đủ mạnh để tiếp tục đầu tư cho hạ tầng cơ sở, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải thiện cuộc sống cho đồng bào DTTS trên địa bàn.
Minh Thu
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.