Ba Lan đề nghị Mỹ triển khai quân đội để “gieo rắc nỗi sợ hãi cho Nga”?
Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Chaputovic đề nghị Mỹ triển khai quân đội để “gieo rắc nỗi sợ hãi cho Nga”. Ảnh AP |
Kênh truyền hình Polsat dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jacek Chaputovic cho biết: “Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Ba Lan đóng một vai trò rất quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với sự hiện diện liên tục của họ ở phương Tây. Nga sẽ suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng các biện pháp quân sự nếu nhìn thấy sự hiện diện của quân đội quốc tế ở Ba Lan, đặc biệt là quân đội Mỹ ".
Bộ trưởng Jacek Chaputovic cũng bày tỏ hy vọng rằng trong chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Ba Lan, kế hoạch chuyển một phần binh sĩ Mỹ sang Đông Âu sẽ được cụ thể hóa.
Đọc thêm: Đan Mạch phẫn nộ với ý tưởng mua Greenland của Tổng thống Mỹ
Hồi đầu mùa Hè, Washington và Warsaw đã đạt được thỏa thuận triển khai máy bay không người lái trinh sát MQ-9 của Hoa Kỳ trong lãnh thổ Ba Lan. Hoa Kỳ cũng tuyên bố ý định tăng số lượng binh sỹ của họ lên thêm 1.000 người so với 4,5 nghìn người hiện tại trong thành phần của lữ đoàn bọc thép và tiểu đoàn đa quốc gia của Mỹ.
Hầu hết quân đội Mỹ ở châu Âu được triển khai ở Đức, tổng cộng 35.000. Trong số đó 17.000 quân nhân Mỹ và 12.000 quân nhân Đức đang phối hợp làm việc trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ.
Quân đội Mỹ |
Ngoài ra, Ba Lan đang cân nhắc ủng hộ sứ mệnh do Mỹ đứng đầu để bảo vệ Eo biển Hormuz, song hiện vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ba Lan tuyên bố: "Theo quan điểm của chúng tôi, các hành động nhằm ổn định khu vực này là chính đáng... Chúng tôi phải chờ để xem liệu Ba Lan có thể tham gia một sáng kiến như vậy theo hình thức nào hay không".
Hiện chưa rõ liệu Ba Lan, nước đang tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ kể từ sau khi đảng Luật pháp và Công lý (PiS) lên nắm quyền vào năm 2015, có đưa ra quyết định về vấn đề này hay không.
Trước đó, đài phát thanh Ba Lan ngày 12/8 đưa tin, Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bộ (AABMDS) mới nhất tại thị trấn Redzikowo, phía Tây Bắc nước này và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.
Hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ của lực lượng hải quân Ba Lan là kết quả của sáng kiến Phương pháp tiếp cận thích ứng theo giai đoạn tại châu Âu (EPAA) được đưa ra vào năm 2009. EPAA sử dụng năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo để bảo vệ châu Âu trước những mối đe dọa từ bên ngoài khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.