"Bà đỡ" không găng tay đỡ đẻ cho sản phụ nhiễm HIV

Cả xã có một “bà đỡ” duy nhất, chị đã chứng kiến tất cả nỗi vui buồn của các bà mẹ mỗi khi vượt cạn. Và có lúc chị phải rơi nước mắt trước những cảnh ngộ éo le.
“Bà đỡ” bản nghèo mang trái tim người mẹ

Về xã Phúc Thịnh huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), hỏi chị Liên, nữ hộ sinh, chúng tôi luôn nhận được những câu trả lời rất gần gũi và trân trọng. Nhiều người sẵn sàng đi bộ dẫn chúng tôi đến tận nơi chị làm việc.

Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa – Tỉnh Tuyên Quang) sinh năm 1963 và đã có hơn 25 năm tuổi nghề. Chị tâm sự: “Ngày đó người dân ở đây khổ lắm, họ đều đẻ ở nhà, các bà mẹ chẳng được chăm sóc và cũng chẳng biết cách chăm sóc các con của mình. Thấy người già trong bản bảo làm thế nào thì làm thế ấy, các cháu đẻ ra thấy chết nhiều lắm…”

Yêu công việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chị Liên xin đi học y sỹ sản tại tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang), vừa tốt nghiệp thì chị về ngay trạm làm.

Chị Nguyễn Thị Bích Liên, cán bộ sản nhi xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa – Tuyên Quang)

“Ngày ấy, bệnh nhân chẳng đến trạm y tế xã mấy đâu, tôi thấy các bà mẹ đẻ nhiều, đẻ mau mà cũng tâm sự không muốn đẻ nhưng đã trót có thai rồi nên phải đẻ thôi. Vậy nên ngày ngày tôi mang bộ dung cụ đặt vòng đến từng nhà bà mẹ hỏi xem họ có muốn tránh thai không? Với 1 chiếc ghi đo nhỏ tôi giúp các bà mẹ đặt vòng ngay tại nhà, rồi dần dần các bà mẹ quen với tôi  hơn, tin tưởng tôi nên cũng ra trạm xã khám và xin tư vấn nhiều hơn. Bây giờ kỹ thuật y học hiện đại rồi nhưng các bà mẹ vẫn đến đây đẻ nhiều, không những các bà mẹ trong xã mà họ truyền tai nhau đến các bà mẹ ở xã lân cận như Tân Thịnh, Xuân Quang... cũng đến xã tôi đẻ”- Chị Liên trầm ngâm kể.

Việc nhiều hơn nhưng lương cũng không tăng vì các bà mẹ ở đây nghèo lắm, họ chẳng có gì cả, chỉ có tình cảm chân thành… Ngày tết các anh chị em ở trạm được mọi người biếu nhiều bánh, ăn không hết lại mang phân phát cho các gia đình nghèo.

Chị Liên kể: "Năm 1997 có bà mẹ đến đây đẻ nhưng chồng thì bị gẫy tay, gia đình nghèo lại neo đơn không ai chăm sóc. Tôi vừa đun nước cho tắm cho con họ vừa thuốc men chăm sóc 2 vợ chồng, đến bữa cơm rồi cũng chẳng thấy họ ăn gì tôi lại gọi về nhà kêu chồng nấu cơm mang ra cho vợ chồng họ ăn."

Có những hôm, cùng một lúc chị phải đỡ đẻ cho 2 bà mẹ. Chị đỡ đẻ cho bà mẹ này xong đặt con lên bụng rồi nhờ người nhà họ giữ rồi lại đỡ cho bà mẹ kia.

Điều kiện phòng ốc ở đây sơ sài lắm nhưng chị Liên lúc nào cũng cố gắng giữ gìn phòng đẻ được sạch sẽ. Trần nhà làm bằng xốp đã bị thủng nhưng ngày nào chị cũng quét dọn lau chùi bàn đẻ sạch sẽ để những ca sinh được an toàn.

Các dụng cụ này đã gắn bó với chị Liên nhiều năm và luôn được chị giữ gìn sạch sẽ.

Vì cả trạm chỉ có một mình làm y sỹ sản nên cứ có ca sinh là chị Liên lại được gọi ra bất kể đêm hay ngày. Chị nhớ lại lần mới sinh cháu thứ nhất được 9 ngày nhưng chị đã phải địu con trên lưng đỡ đẻ cho một bà mẹ khác.

Nói về người chồng luôn tận tâm giúp vợ, chị Liên chia sẻ: “Anh nhà chị kém chị 2 tuổi nhưng tốt tính lắm. Có những hôm chị không trực ở trạm nhưng có bà mẹ nào sắp sinh mà người ta gọi là anh ấy lại dậy ra trạm phụ giúp vợ. Nhiều hôm mang cơm cho vợ anh lại nấu nhiều hơn vì sợ ở trạm có bà mẹ không có cơm ăn."

Yêu quý và tin tưởng chị Liên, nhiều người thường gặp chị để hỏi ý kiến khi gia đình có chuyện. Vậy là chị thành “chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình” bất đắc dĩ.

Tại thôn Húc có gia đình chị Minh, chị này một thời ra Hà Nội làm ăn sau đó về quê lấy anh Hường. Được một thời gian phát hiện chị Minh bị nhiễm HIV, gia đình chồng đã đuổi đánh, bắt chị Minh phải về nhà mẹ đẻ. Người chồng lúc này cũng đã bị lây nhiễm HIV, 2 người phải sống cách ly ở 2 nơi. Chị Liên thấy họ vẫn còn yêu thương nhau nên đã đến động viên người chồng và gia đình nhà chồng cho chị Minh về ở cùng để 2 người tiện bề chăm sóc lẫn nhau.

Nỗi nguy hiểm của "bà đỡ"

Ở trạm cơ sở trang thiết bị còn rất đơn sơ, nhiều khi trang thiết bị không về kịp nên chị Liên phải khám cho sản phụ theo kinh nghiệm. Đôi khi còn phải “đánh liều” đỡ đẻ bằng tay không, không có găng.

Chị Liên còn nhớ, cách đây 1 năm, chị Nguyễn Thị Vân đến trạm trong cơn đau đẻ dữ dội. Chị tiên lượng thấy ca đẻ khó nên động viên gia đình cho lên huyện sinh nhưng gia đình không chịu vì không có tiền. Chị dùng hết khả năng của mình, rất may ca đẻ được "mẹ tròn con vuông". 

Được 1 tháng sau thấy chị Vân mang con ra trạm khám vì cháu bé gầy yếu và lở loét khắp người. Thấy bất thường chị Liên khuyên gia đình mang cháu ra huyện xét nghiệm máu và đã phát hiện ra cháu bị HIV. Hai tháng sau cháu bé tử vong, vài tháng sau nữa mẹ cháu cũng qua đời vì HIV.

Chị Liên lo lắng có thể mình cũng bị nhiễm HIV vì khi đỡ đẻ không có găng tay và tiếp xúc nhiều với máu của sản phụ. Tuy nhiên, mấy ngày sau, chị lấy lại tinh thần và tự nhủ: "Nếu bị nhiễm thì mình cũng bị nhiễm rồi. Bây giờ có buồn chán cũng chẳng làm được gì, mình vẫn còn có ích cho nhiều người. Mình sống thế này có bị nhiễm HIV chắc cũng không ai nghĩ xấu về mình".

Sau đó, chị còn xuống tận nhà chị Vân động viên an ủi người chồng chị Vân phải tiếp tục sống để nuôi cậu con trai đầu. Nhưng bi kịch đã xảy ra, chỉ vài tháng sau đó cả người chồng và cậu con trai cũng không thoát được "thần chết" HIV.

Rất may ông trời không bạc với chị, sau đợt đỡ đẻ cho người mẹ nhiễm HIV ấy, chị đã đi xét nghiệm HIV và kết quả là âm tính. Chị vui mừng đến chảy nước mắt và tự nhủ thầm phải cẩn thận hơn.

Hơn 25 năm, chị Liên đã lặng lẽ chứng kiến, đón chào rất nhiều đứa trẻ trong xã ra đời. Dù thù lao của một người y sỹ rất ít ỏi nhưng chị vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và nguyện gắn bó với nghiệp "bà đỡ" này.

* Tên các nhân vật nhiễm HIV đã được thay đổi

Phùng Thảo- Hồng Chuyên

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Đang cập nhật dữ liệu !