Anti vaccine và những căn bệnh kinh hoàng trong lịch sử

PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, phong trào anti vaccine rất nguy hiểm, nó có thể khiến các dịch bệnh mà chúng ta đã nỗ lực thanh toán có thể quay trở lại bất cứu lúc nào.

Dịch bệnh được phòng ngừa nhờ tiêm vaccine

Nỗi lo dịch quay lại

PGS.TS Trần Đắc Phu là một người đứng đầu về y tế dự phòng nên khi có phong trào anti vaccine ông rất lo lắng, vì đây thực sự là một phong trào nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới cả miễn dịch cộng đồng.

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, nhờ có vaccine mới chấm dứt được dịch đậu mùa căn bệnh khiến hàng triệu người mắc mỗi năm và đã tạo ra cả thế hệ nhiều người mặt rỗ như tổ ong. Đặc biệt hiện nay không có xã phường nào có bệnh nhân lê lết vì bại liệt. Việt Nam đã thanh toán được bại liệt từ năm 2000, cũng loại trừ được uốn ván sơ sinh. Các bệnh bạch hầu, ho gà uốn ván đều không thành dịch. Nếu những căn bệnh đó xảy ra thành dịch thì thực sự nguy hiểm.

Một ví dụ năm 2014 – 2015 dịch sởi bùng phát vì bỏ tiêm vaccine khiến hơn 100 trẻ tử vong, gây hoang mang trong cộng đồng nhưng khi có chiến dịch tiêm sởi – rubella cho 20 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi thì nước ta đã không còn có nhưng ca mắc sởi.

PGS Trần Đắc Phu cho biết, trong chuyến kiểm tra tại Bệnh viện Nhi đồng II TP.HCM từ đầu năm không ghi nhận ca nào mắc sởi- đây là một thành tựu không thể phủ nhận được của vaccine.

Hiện nay nước ta có 30 vaccine đang lưu hành, trong đó có 10 vaccine đưa vào tiêm chủng mở rộng đáp ứng được cho trẻ em phòng các bệnh nguy hiểm, cần thiết, có số mắc tập trung cao.

Nếu ta không tiêm vaccine thì nguy cơ mắc các bệnh trên sẽ vô cùng đáng sợ nhưng tiêm vaccine thì chúng ta sẽ đạt được sàn miễn dịch cao, ngay cả người không có miễn dịch cũng ít nguy cơ mắc hơn vì miễn dịch cộng đồng lớn.

PGS Phu cho rằng, bất cứ trẻ em nào cũng cần tiêm chủng, trong luật phòng chống bệnh thì tiêm chủng chống dịch và tiêm chủng cho trẻ em là bắt buộc. Tiêm chủng phải đúng thời điểm vì căn cứ vào miễn dịch từng bệnh người ta đưa ra ngưỡng tiêm chủng. Ví dụ ho gà phải tiêm 2 – 3 tháng tuổi vì trong thời gian đó miễn dịch từ người mẹ vẫn còn nhưng qua thời gian đó nếu không được tiêm miễn dịch thì trẻ có nguy cơ mắc ho gà.

Trong thời gian qua có 1 số nước cho rằng vì nhân quyền, tôn giáo, gây bệnh tự kỷ nên họ không tiêm vaccine, người ta cho rằng con người cần có miễn dịch tự nhiên và trên thực tế đã khiến dịch bùng phát như sởi, ho gà.

Những bệnh Việt Nam thanh toán được nhờ vaccine

PGS Phu cho biết, trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có bệnh bại liệt. Bệnh này Việt Nam đã thanh toán được từ năm 2000 nhờ có tiêm chủng.

Bệnh bại liệt đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, bệnh dịch đã xảy ra ở hầu hết các châu lục: Tại Châu Âu từ Na Uy, Thụy Điển vào năm 1905 và số bệnh nhân tăng mạnh vào các thập niên 1950-1955. Ở Mỹ riêng năm 1952 có 21.269 trường hợp bại liệt được ghi nhận. Từ 1955-1960 khi có vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực thì tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các nước đang và kém phát triển bại liệt vẫn còn là thách thức lớn tới sức khoẻ loài người đặc biệt ở trẻ em. Tại Trung Cận Đông năm 1988 có 2.342 trường hợp; 1988 vẫn còn 225 ca bại liệt. Tại Châu Phi năm 1988 có 4.564 ca mắc, đến 2002 vẫn còn 214 ca mắc. Tại Châu Á: Ấn Độ năm 2003 ghi nhận có 1.600 ca bại liệt.

Ở Việt Nam, những năm trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân, từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vaccine bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể và không có các vụ dịch xảy ra. Sau thống nhất đất nước 1975, kiên trì và mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó gần 100% trẻ em được uống vaccine bại liệt.

Người là ổ chứa duy nhất, đặc biệt là những người nhiễm vi rút bại liệt Polio thể ẩn, nhất là trẻ em. Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu là qua đường phân - miệng. Vi rút bại liệt chủ yếu từ phân ô nhiễm vào nguồn nước, thực phẩm rồi vào người qua đường ruột. Cũng có khi lây truyền qua đường hầu họng. Không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.

Bệnh cấp tính mức độ liệt tối đa là liệt tủy sống, liệt hành tủy dẫn đến suy hô hấp và tử vong. Liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động. 

Chính nhờ có vaccine mà thế hệ ngày nay đã tránh được căn bệnh này. Chính vì thế, PGS Phu cho rằng hãy bảo vệ miễn dịch cộng đồng bằng tiêm vaccine đầy đủ .

Phương Thuý

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !