Ấn Độ sẽ giúp ASEAN "vượt bão" ở biển Đông?

Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ được tổ chức vào ngày 20/12 vừa qua đã tạo ra một sự chú ý không nhỏ bởi hiện nay, khu vực này đang là tâm điểm trên chính trường quốc tế.

Ấn Độ và ASEAN vừa tổ chức kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ, 10 năm hội nghị cao cấp. Trong bối cảnh tình hình biển Đông và khu vực Đông Á, Đông Nam Á đang nóng như hiện nay, hội nghị đã tạo ra một dấu ấn đáng kể, khiến cho Trung Quốc – quốc gia tạo ra sóng gió tại Châu Á – phải lưu tâm và dè chừng.

Ấn Độ sẽ giúp ASEAN
Các quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ bắt tay trong lễ khai mạc Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngày 22/12/2012.

Trung Quốc được dự kiến sẽ theo dõi sát sao hội nghị này trong bối cảnh đã có một sự chia rẽ sâu sắc tại Hội nghị cấp cao Đông Nam Á tổ chức ở Phnom Pênh hồi tháng 11 vừa qua về vấn đề Biển Đông và đặc biệt là thái độ của cả khối với bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Campuchia, nước hiện đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của ASEAN, đã phải đối mặt với sự phản đối của hầu hết các thành viên vì đã phủ nhận quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, ngụ ý rằng không nên bàn luận về sự khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.

Bên cạnh sự thỏa thuận về tự do thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, việc nâng điều kiện thuận lợi trong hợp tác về y tế, du lịch và vận tải,…v.v, đã vẽ ra những nét cơ bản về một thỏa thuận mang tên “Tuyên bố tầm nhìn” tại hội nghị này. Theo đó, quan hệ ASEAN - Ấn Độ sẽ được nâng tầm lên mức chiến lược.

Theo bình luận của tờ Asian Age, đằng sau những tuyên bố này là sự ẩn hiện của một Trung Quốc đang bành trướng, khiến cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Myanmar Thein Sein buộc phải đặt Ấn Độ vào vị trí “rất quan trọng” cho sự ổn định và hòa bình ở khu vực.

“Tuyên bố tầm nhìn” một lần nữa nhấn mạnh lại Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc về tự do hàng hải đã công khai thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông mà nước này dựa trên những “bằng chứng lịch sử” nhằm chiếm đoạt các tài nguyên biển và quyền lợi kinh tế vốn thuộc về láng giềng của nước này.

Giới truyền thông Trung Quốc đã trích dẫn câu nói nhiều ý nghĩa của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh rằng Ấn Độ và ASEAN sẽ đạt được mục tiêu “giá trị chung, tầm nhìn hội tụ về thế giới và sự tương đồng về cách tiếp cận khu vực”. Ẩn chứa trong đó là sự lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều đã được khẳng định bởi thế hệ lãnh đạo sẽ chính thức cầm quyền trong tháng 3/2013 tới đây.

Bộ trưởng Ngoại giao Salman Khurshid thêm vào vấn đề hóc búa này bằng một câu nói lấp lửng rằng nước này sẽ “làm điều gì đó kể cả việc sẽ không làm một số thứ” (không chấp thuận yêu cầu của Trung Quốc về việc rút khỏi các dự án khai thác dầu khí ở Biển Đông). Chính sách Trung Quốc của Ấn Độ, đã được hình thành bởi sự cẩn trọng, do đó đã gửi tín hiệu tới 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Trong lúc này, Trung Quốc đã có những cuộc tiếp xúc cấp cao đối với Bộ trưởng Quốc phòng Maldives. Điều này có thể có hoặc không có liên quan đến việc Maldives từ chối cho một công ty Ấn Độ tham gia vào việc quản lý sân bay ở Maldives nhưng tín hiệu này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Maldives đã lớn đến mức nào. Phải chăng Ấn Độ đã bỏ lỡ cơ hội để gửi những thông điệp trực tiếp đến Trung Quốc trong việc Trung Quốc “cướp” trên tay họ những quyền lợi ở ASEAN?

Tuy nhiên, ASEAN đang nằm trong thế tiến thoái lưỡng nan bởi cả một lịch sử bị Trung Quốc thống trị từng tồn tại. Mỹ, hiện đã đổi chiến lược với chính sách “Trục Châu Á” nhằm tái cân bằng, đã tham gia vào cuộc đua tranh kiến thiết vấn đề an ninh tại khu vực mới nổi của Châu Á.

Một chính trị gia cao cấp của Đảng Lao động Úc tại Delhi trong một vài tuần trước đã giải thích lý do tại sao đảng của ông, đảng nắm quyền từ 12/2006, cảm nhận về độ nhạy cảm của Trung Quốc, đã sai lầm khi từ chối một cuộc đối thoại 4 bên giữa Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc. Quyết định của Úc cho phép Mỹ đặt một căn cứ thủy quân lục chiến gồm 3.000 lính tại vùng lãnh thổ của mình đã khá muộn màng so với sự “ve vãn” của Trung Quốc từ trước đó đối với quốc gia này.

Trớ trêu thay, Thủ tướng Nhật Bản, người đã điều hành hội thảo, lại chính là ông Shinzo Abe, người vừa tái đắc cử chức vụ này trong năm nay ở Nhật. Mặc dù ông Abe đã khởi đầu bằng việc tiếp tục tạo ra sự căng thẳng leo thang với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông vẫn sẽ phải hiệu chỉnh điều này bằng cách tăng cường tình đoàn kết với các nước láng giềng khác của Trung Quốc, bao gồm ASEAN, Úc và Ấn Độ.

Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin đã tính toán rằng kể từ năm 1949, Trung Quốc đã có 23 cuộc tranh chấp biên giới trong đó có 6 vụ đã phải sử dụng vũ lực. Như vậy, trong khi các Hội nghị cao cấp kỷ niệm đang diễn ra ở Delhi đã tạo ra một cấu trúc lý thuyết cho sự tham gia nhiều mặt của ASEAN, bao gồm cả ý tưởng kết nối thông qua Myanmar và Thái Lan và Kế hoạch Hành động mới cho giai đoạn 2010 – 2015, Ấn Độ đã có thể mang sự gắn kết nhiều hơn thông qua chính sách về Trung Quốc của nước này.

Nhiều thành viên ASEAN đang trông chờ vào vai vế đứng đầu của Ấn Độ, không phải đối đầu trực tiếp với Trung Quốc nhưng đảm bảo rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia.

Chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do ở phương Tây cùng các phúc lợi nhà nước ở Châu Âu đang được cho là không bền vững trong tình hình hiện tại. Hiện nay, trung tâm kinh tế và chính trị toàn cầu đang thay đổi và chuyển trọng tâm về Châu Á. Các mô hình quản lý của Châu Á đã và đang thể hiện tầm quan trọng của mình. Vai trò của Ấn Độ hiện nay đã được nâng tầm và nước này đang thay đổi thành một quốc gia bán dân chủ, có tác động lớn đối với những vấn đề đang nảy sinh hiện nay trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !