Ai Cập: Mỹ không có quyền lên giọng với Cairo khi Dallas còn đang hỗn loạn

Theo tạp chí Chính sách đối ngoại (FP) của Mỹ, nhiều nghị sĩ Ai Cập đang lên tiếng chỉ trích sự việc cảnh sát Mỹ bắn chết 2 người da màu vừa qua và cho rằng, qua sự việc đó, nước Mỹ không có tư cách kêu gọi Cairo ngừng sát hại thường dân.

Tháng 8/2013, những người ủng hộ Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã biểu tình để phản đối việc ông bị lật đổ. Theo FP, họ bị đáp lại bằng những viên đạn của lực lượng an ninh Ai Cập. Đỉnh điểm, một ngày có tới 900 người bị thương vong. Tư lệnh quân đội, người giám sát các cuộc trấn áp khi đó là ông Abdel Fattah al-Sisi sau đó đã được bầu làm tổng thống.

Theo FP, kể từ đó, các sự việc liên quan đến cảnh sát và quân đội nhiều lần làm rung chuyển Ai Cập. Tháng 1/2016, nghiên cứu sinh người Ý Giulio Regeni đột nhiên mất tích. Sau đó thi thể của anh được phát hiện với nhiều dấu hiệu bị tra tấn. Các quan chức Ai Cập khẳng định họ không liên quan đến cái chết của Regeni, nhưng phía Italy đã triệu hồi Đại sứ ở Ai Cập về nước để phản đối Cairo.

Ai Cập: Mỹ không có quyền lên giọng với Cairo khi Dallas còn đang hỗn loạn - ảnh 1

Cảnh sát Ai Cập.

Tháng 2/2016, hàng trăm thường dân đã xuống đường biểu tình để phản đối việc Mohamed Ismail 24 tuổi, một người lái xe taxi bị cảnh sát Ai Cập bắn chết.

Theo FP, ngay sau khi hai người đàn ông không có vũ trang bị cảnh sát Mỹ bắn chết tại Minnesota và Louisiana hồi tuần trước, các nghị sĩ Ai Cập bày tỏ sự phẫn nộ. Họ cho rằng, cảnh sát Mỹ đang hành xử tàn bạo dù nước Mỹ luôn đề cao nhân quyền.

Margaret Azer, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân quyền tại quốc hội Ai Cập, tuyên bố, các vụ giết người trên đã “vạch trần bộ mặt đẫm máu của Mỹ và việc Washington chính trị hóa vấn đề nhân quyền để ép buộc các quốc gia khác".

Bà này khẳng định thêm, Mỹ "bị bắt quả tang vi phạm nhân quyền và trấn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của người Mỹ ở thành phố Dallas và nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ”.

Ai Cập: Mỹ không có quyền lên giọng với Cairo khi Dallas còn đang hỗn loạn - ảnh 2

Các cuộc biểu tình phản đối vụ 2 người da màu bị cảnh sát Mỹ bắn chết hôm 5 và 6/7 vẫn đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Yosri el-Moghazi, một thành viên độc lập của quốc hội Ai Cập , nhấn mạnh, các sự cố gần đây liên quan đến sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ cho thấy, Washington đã bị mất uy tín về vấn đề nhân quyền. Ông cũng kêu gọi Ủy ban nhân quyền của quốc hội Ai Cập tổ chức một cuộc họp đặc biệt "để xem xét sự cố đẫm máu ở Mỹ và đưa ra ý kiến của Cairo về các sự cố đó".

Một nghị sĩ khác có tên Ilhami Agina cho hay, ông đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Sameh Shoukry để đề nghị ông triệu tập Đại sứ Mỹ tại Ai Cập Stephen Beecroft về vấn đề này. Ông nói: "Tổng thống Obama đã đến Cairo hồi năm 2009 để giảng giải về nhân quyền. Ông ấy có thể đã quên rằng chính nước Mỹ mới cần cải cách triệt để về nhân quyền”.

Trong khi đó, tình hình ở Dallas, bang Texas, thành phố đang là tâm điểm chú ý với các cuộc biểu tình và bạo lực trong những ngày qua, vẫn đang rất “nóng”.

Ai Cập: Mỹ không có quyền lên giọng với Cairo khi Dallas còn đang hỗn loạn - ảnh 3

Cảnh sát Mỹ bắt giữ một người biểu tình ởBaton Rouge, Louisiana hôm 10/7/2016.

Các cuộc biểu tình phản đối việc hai người da màu Alton Sterling, 37 tuổi và Philando Castile, 32 tuổi, bị cảnh sát bắn chết hôm 5 và 6/9 đã biến thành cảnh tượng đẫm máu khi 11 cảnh sát bị bắn hạ. 5 trong số họ đã thiệt mạng, những người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tối ngày 11/7, buổi cầu nguyện cho những cảnh sát bị thiệt mạng đã được tổ chức tại Dallas.

Tình trạng bạo lực trên một lần nữa dấy lên những tranh luận về luật kiểm soát súng ở Mỹ.

Hôm 11/7, trong một cuộc tranh luận về quyền sử dụng súng ở Mỹ, cảnh sát trưởng David Brown của Dallas cho rằng, việc bang Texas cho phép người dân mang súng một cách công khai là một thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật.

Ông nói: "Chúng tôi đối mặt với thách thức ngày càng lớn khi người dân được phép mang theo cả một khẩu súng trường AR-15 (một loại súng trường). Khi một vụ xả súng xảy ra trong đám đông, mọi người bắt đầu chạy, chúng tôi sẽ không biết ai là kẻ xả súng. Chúng tôi không phân biệt được người nào tốt, kẻ nào xấu”.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình phản đối việc Alton Sterlingi và Philando Castile bị cảnh sát bắn chết vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Hôm 10/7, Cảnh sát Mỹ đã bắt giữ tới 102 người biểu tình ở Saint Paul, Minnesota,và khoảng hơn 100 người khác ở Baton Rouge, Louisiana.

Tại Saint Paul, cảnh sát cáo buộc những người biểu tình ném lựu đạn gây thiệt hại nhiều tài sản công.

Đám đông biểu tình ở đây còn quá khích, tấn công khiến ít nhất 20 cảnh sát bị thương. Các lực lượng an ninh đã phải dọa sử dụng vũ lực trấn áp nếu những người này không chịu giải tán.

Sang ngày 11/7, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn.

Tại Atlanta, các phương tiện truyền thông ghi lại được cảnh một số người biểu tình bị còng tay đưa lên xe cảnh sát. Đài truyền hình WSB-TV cũng cho biết, cảnh sát bắt đầu bắt giữ một số người biểu tình trên đường Peachtree vào lúc 8h30 tối.

Trước tình trạng bạo lực trên, Cảnh sát trưởng Dallas kêu gọi những người đang thất vọng về cảnh sát gia nhập vào lực lượng cảnh sát.

Ông nói: “Hãy ra khỏi các đoàn biểu tình và viết đơn gia nhập lực lượng cảnh sát. Chúng tôi sẽ cho bạn làm việc trong khu phố bạn và chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết một số vấn đề mà các bạn đang phản đối”.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !