8X quyết định ly hôn sau 5 năm phải đi nhẹ, nói khẽ ở nhà bố vợ

Về ở rể, Ninh phải tuân theo những quy tắc cứng nhắc mà mẹ vợ đặt ra như: không cười nói trong bữa ăn, không được mời bạn bè về nhà nhậu nhẹt.

Tủi nhục

Trời đứng bóng, Trần Vũ Ninh (SN 1988, quê Bình Thuận) dắt chiếc xe máy cũ lên vỉa hè. Anh ngồi tránh nắng dưới bóng râm hàng bông giấy đỏ rực. Ninh vừa trở về sau khi đến xem căn nhà trọ ở ngoại thành, nơi anh sẽ dọn đến sống tạm sau khi ly hôn.

Giọng chán nản, Ninh miêu tả cuộc hôn nhân của mình là chuỗi ngày đau khổ. Cho đến khi quyết định ly hôn, bản thân anh đã ở rể trong tủi nhục suốt 5 năm.

Năm 2018, Ninh kết hôn với cô gái là con một trong gia đình có kinh tế khá giả hơn bố mẹ anh ở quê. Anh được bố mẹ vợ đề nghị ở rể.

Lúc đầu, Ninh không muốn sống chung với bố mẹ vợ. Thế nhưng anh bị thực tế nếu không sống chung, mỗi tháng phải tốn tiền thuê nhà và các chi phí phát sinh khác thuyết phục.

Hơn thế, Ninh yêu vợ, không muốn cô ấy buồn vì phải sống xa bố mẹ đẻ. Vì vậy, anh miễn cưỡng gật đầu, đến nhà vợ ở rể.

W-o-re-2.jpg
Trên đường xem nhà trọ về, Ninh ghé vào vỉa hè, nghỉ mệt dưới bóng râm của hàng bông giấy đỏ rực

Những ngày đầu, Ninh đã cảm nhận được sự gò bó. Anh phải tuân theo những quy tắc cứng nhắc mà mẹ vợ đặt ra như: phải đi nhẹ, nói khẽ, không cười nói trong bữa ăn, không được mời bạn bè về nhà nhậu nhẹt…

Ninh cũng phải tiết chế, từ bỏ các thú vui, sở thích cá nhân như: không được trồng hoa xương rồng, nuôi cá cảnh… Bởi, bố vợ Ninh nói hoa xương rồng không tốt cho phong thủy, cá không hợp với người mệnh hỏa như ông và vợ.

Thế nhưng đau khổ nhất là việc ông bà tìm cách soi mói, để ý đến thu nhập của Ninh và luôn tỏ ra thất vọng. 

Ninh kể: “Ông bà chê tôi ngu dại, không biết làm ăn để vợ con khổ. Bố vợ nói tôi học nhiều, làm nhà nước nhưng không bằng cháu mình chỉ học hết lớp 12 mà quản lý mấy chục nhân công, tiền kiếm ra nuôi đủ gia đình.

Cứ ngồi vào mâm cơm, bố mẹ vợ tôi lại cố tình nhắc chuyện vừa được người này người kia cho tiền, tặng quần áo đẹp, thuốc bổ, rượu quý… Rồi bố vợ nói, đàn ông không có tiền, không giàu thì không chỉ một mình mình hèn mà cả gia đình, dòng họ nội ngoại hèn theo”.

Những điều ấy khiến Ninh đau khổ. Anh uất ức nhưng chẳng thể giãi bày cùng ai. Mỗi khi ra lời tâm sự cùng vợ, Ninh chỉ nhận về nỗi thất vọng cùng cực.

Vợ anh không chỉ đứng về phía bố mẹ mà còn tạo thêm áp lực cho chồng. Chị chỉ trích anh quá trong sạch, thanh cao, không biết luồn lách trong công việc, cuộc sống nên mới nghèo khó.

“Bị gia đình vợ xem thường, tôi hối hận và đau khổ, tủi nhục vô cùng. Tôi chán nản đến nỗi không muốn về căn nhà ấy nữa. Mỗi ngày, trong đầu tôi chỉ quẩn quanh ý nghĩ làm sao để thoát cảnh ở rể”, Ninh nói.

Giọt nước tràn ly

Rồi đại dịch Covid-19 ập đến. Công việc của vợ Ninh và tiệm nước giải khát nho nhỏ của bố mẹ vợ buộc phải tạm ngừng. Gánh nặng kinh tế gia đình đè lên 2 vai của Ninh.

Không còn thu nhập, bố mẹ vợ Ninh chuyển hết lo lắng, khó chịu lên con rể. Mỗi khi thấy anh xuất hiện, ông bà thường nói bóng gió, đá thúng đụng nia trách con rể không biết làm ăn.

Ninh càng chịu thêm nhiều áp lực khi vợ mang thai, sinh con đầu. Gia đình thêm thành viên nhưng thu nhập lại giảm sút khiến cuộc sống càng chật vật.

Chứng kiến con gái thắt lưng buộc bụng, bố mẹ vợ Ninh xót xa. Ông bà mắng chàng rể là người chồng, người cha vô dụng để vợ con đói khổ, thua kém bạn bè.

Nghe những lời ấy, Ninh chỉ biết nuốt nước mắt uất hận vào lòng. Anh cố giải thích mình đã cố gắng hết sức và chưa để vợ con đói ăn một ngày nào.

Nào ngờ, lời giải thích của Ninh chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Ông bà cho rằng Ninh là chàng rể hỗn hào, dám lên mặt với cha mẹ vợ.

Mâu thuẫn càng lên đỉnh điểm khi Ninh quyết định rút tiền tiết kiệm của vợ chồng để gửi về quê cho mẹ chữa bệnh. Ninh bị chỉ trích là kẻ vô ơn, tìm cách bòn rút tiền của gia đình vợ để gửi về cho bố mẹ.

Ninh tâm sự: “Những đau đớn, tủi nhục ấy thôi thúc tôi đến ý nghĩ phải làm mọi cách để thoát phận ở rể. Để làm được điều ấy, tôi phải có tiền, phải giàu thật nhanh.

Thế là tôi vay mượn, hối bố mẹ cầm cố miếng đất rừng ở quê để đầu tư chứng khoán. Nào ngờ cuối năm ngoái, thị trường biến động, tôi không chỉ mất hết vốn mà còn nợ thêm một khoản tiền lớn. Khi biết tôi lâm nợ, gia đình vợ càng thêm khinh thường tôi”.

Không chỉ yêu cầu con rể phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, bố mẹ vợ Ninh còn lo lắng anh sẽ “dòm ngó” tài sản của mình. Ông bà tỏ ra cẩn trọng, có thái độ dò xét, thậm chí không muốn anh ở lại nhà mình.

Trong khi đó, vợ Ninh không thấu hiểu nỗi khổ tâm của chồng. Chị nghe lời bố mẹ thực hiện “chiến tranh lạnh” với anh. Bị gia đình vợ ruồng rẫy, Ninh chán nản, cầu xin vợ tha thứ, cùng mình ra ở riêng hoặc về quê để làm lại cuộc đời bằng nghề nông.

Tuy nhiên, đề nghị của anh bị vợ từ chối thẳng thừng. Chị nói không muốn chôn vùi cuộc đời mình và tương lai của con cùng người đàn ông không có gì chắc chắn.

“Sự việc như giọt nước tràn ly khiến tôi đau khổ tột cùng. Dù thương con vô hạn nhưng tôi đã quyết định ly hôn. Tôi sẽ bước khỏi cuộc sống tủi nhục này để sống và làm lại đời mình”, Ninh nói.

*Tên nhân vật đã được thay đổi

Mời độc giả chia sẻ câu chuyện của bản thân về việc ở rể vào mail bandoisong@vietnamnet.vn. Bài viết chất lượng sẽ được đăng tải trên VietNamNet. Trân trọng!

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Đang cập nhật dữ liệu !