8 phát minh “thổi bùng” ngành thực phẩm

Khi cuộc sống ngày càng nâng cao, người ta sẽ hướng tới ăn ngon và tiện lợi. Những phát minh công nghệ sau đã và sẽ giúp ngành thực phẩm có những bước tiến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người...

Kẹo in 3D

8 phát minh “thổi bùng” ngành thực phẩm - ảnh 1

Thông thường, muốn chế ra món gì, người ta phải đặt hàng nhà máy hoặc nhà hàng làm kỳ công thì mới có món như ý. Chẳng hạn, bạn muốn ăn kẹo hoặc ăn bánh pizza thì phải đến nhà máy hoặc chạy đến cửa hàng pizza để mua. Nhưng ngày nay, công nghệ đã cho phép bạn tiến xa hơn thế, chỉ cần ngồi ở nhà, sử dụng máy in 3D là có thể tạo ra những món mình muốn với một việc đơn giản là bỏ nguyên liệu thực phẩm vào khay đựng và nhấn nút. Nếu muốn có viên kẹo ngọt ngào như ý, bạn chỉ cần làm một việc đơn giản là bỏ đường vào khay. Máy in thực phẩm 3D sẽ “tòi” ra 1 viên kẹo như ý cho bạn. Hoặc nếu giả thử như một buổi đẹp trời nào đó, bạn tự dưng lại thích ăn bánh pizza, bạn chỉ cần bỏ bột, một ít thịt giò, rau củ vào. Cứ ngồi im và đọc báo đi, một lát sau ở cửa ra, máy sẽ xuất cho bạn một chiếc bánh pizza như ý.

Dùng vi khuẩn tiêu hóa hộ

Công nghệ lên men là dạng công nghệ sử dụng một vài loại nấm men hoặc vi khuẩn đặc hiệu có giá trị làm biến đổi mùi vị, màu sắc và hình dạng của thực phẩm. Từ đó, con người có thể dùng thiên nhiên để tạo ra những thực phẩm mới vô cùng thú vị.

Bạn không thể tưởng tượng được công nghệ lên men đã làm thay đổi thế giới thực phẩm của chúng ta mạnh mẽ thế nào? Chắc hẳn bạn thích ăn canh cá nấu dưa chua phải không? Món này có vị chua dịu ngon tuyệt. Nhưng dưa là loại thực phẩm không có sẵn trong tự nhiên. Chúng được tạo ra nhờ quá trình lên men dưa, một ví dụ của công nghệ lên men. Khi muối dưa, một số vi khuẩn Lactobacillus đã phân hủy yếm khí dưa bán phần và tạo ra nhiều axit lactin chua dịu rất thơm ngon. Không có công nghệ lên men, bạn đã không thể có món dưa đầy thú vị.

Ngày Tết, thể nào chả có một số ít rượu, bia. Rượu, bia là thức uống không có trong tự nhiên. Bạn chỉ có thể tạo ra được trong hũ rượu của bạn. Thức uống này có được là nhờ vào quá trình lên men của nấm men.

Nước tương thơm ngon dùng để chấm thịt bò, rau củ, kho cá, nấu canh. Thứ nước chấm đặc sản vùng Bắc Bộ này là kết quả của quá trình lên men của nấm men. Chúng phân hủy tinh bột dở dang và tạo thành một thứ nước chấm ngọt dịu tự nhiên.

Rõ ràng, công nghệ lên men đã đem đến cho bạn một cách thưởng thức thực phẩm mới đầy thú vị.

Cà phê không đắng

Cà phê là đồ uống ưa chuộng của thế kỷ XX-XXI vì thứ đồ uống này có thể giúp con người tỉnh táo, thức để làm việc, tạo ra vô số của cải vật chất thay vì ngủ. Nhưng nhược điểm của cà phê là đắng, rất đắng và dễ  làm mất ngủ.

Một số nhà sáng chế đã nghĩ ra cách làm cà phê mất caffein để làm chúng vẫn ngon mà không đắng. Để chế ra cà phê thông thường, người ta phải rang hạt cà phê lên, sau đó xay nhỏ chúng ta. Nhưng để làm cà phê không đắng, người ta không tiến hành rang xay cà phê mà lấy hạt cà phê tươi, sau đó đun cách thủy cho chúng mềm ra. Tiếp tục ngâm chúng trong dung dịch hòa tan caffein để lấy bớt caffein ra khỏi hạt cà phê. Người ta lặp lại quy trình này cỡ 10-12 lần sao cho hàm lượng caffein còn lại chỉ ước chừng 1-2%.

Công nghệ tách chiết bằng dung dịch đã làm thay đổi bộ mặt đồ uống và giờ thì ai cũng có thể uống cà phê mà không lo bị đắng hoặc thức trắng đêm.

Trồng cây trên nền “bê tông”

Người ta cứ nghĩ trồng cây lương thực, thực phẩm là phải trồng ra ngoài vườn, ngoài đồng, nơi có đất, nước và ánh nắng mặt trời. Nhưng với công nghệ thủy canh, người ta chẳng cần làm như thế, mà có thể trồng ra thực phẩm trên nền “bê tông”.

Một chứng thực là ở Nhật Bản đang đua nhau mọc ra những ngôi nhà trồng thực phẩm trên nền bê tông. Ở đó, họ xây dựng những giàn thủy canh, có những hàng, ống, khay đựng dung dịch thủy canh. Việc còn lại là bỏ các hạt nảy mầm vào những dụng cụ này, hoặc bỏ các cây non vào các công cụ trên. Hàng ngày chiếu điện theo đúng quỹ đạo sinh học, giả vờ làm mặt trời đánh lừa cây. Thế là chúng cứ lớn lên xanh tốt y hệt như là trồng ở mặt đất. Những nhà làm vườn trên bê tông này chia sẻ, lá rau diếp của họ còn to hơn cả lá rau diếp truyền thống. Thật đáng nể với công nghệ hiện đại. Cứ đà này, một ngày không xa, chúng ta có thể phủ xanh sa mạc...

Công nghệ đóng hộp

Công nghệ đóng hộp giờ đã không còn xa lạ với xã hội hiện đại.Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nó ở mọi nơi trong các siêu thị. Thịt hộp, rau hộp, mì hộp, cá hộp... xuất hiện khắp mọi chốn.

Thế nhưng trước kia, vấn đề này khá nan giải. Người ta loay hoay không biết làm thế nào để mang được lương thực đi xa cho các chuyến vượt biển hoặc các chuyến viễn chinh đến vùng thuộc địa mới. Lúc này, các nhà phát minh thời Napoleon đã hiến kế, có thể cho thịt, rau củ quả vào trong hộp hàn kín lại, gọi là công nghệ đóng hộp. Tất nhiên, trước đó phải xử lý vô khuẩn. Kết quả, thực phẩm có thể để được rất lâu và mang đi rất xa. Công nghệ đóng hộp đã giải quyết nhu cầu trữ lương thực cho mùa giáp hạt. Tất nhiên, mọi phát minh không hề miễn phí. Napoleon đã phải chi trả 12.000 francs (khoảng 250 triệu đồng) cho sự hiến kế này.

Nuôi thịt trong “phòng thí nghiệm”

Bạn thích ăn thịt bò vì nó ngọt, giàu dinh dưỡng, lại ngon, ai cũng mê. Một việc đơn giản là bạn phải nuôi bò, để ra bê, rồi nhân giống lên thành nhiều con. Mỗi tuần giết 1 con. Cách làm này lâu quá chừng vì để có 1 con bò giết thịt, bạn phải mất ít nhất 6-12 tháng để nó lớn.

Một số nhà công nghệ Hà Lan thấy cần thiết phải rút ngắn thời gian này lại. Họ tiến hành nuôi “thịt”, trong phòng thí nghiệm từ việc nuôi cấy tế bào cơ của bò từ tế bào gốc. Cột những tế bào cơ này lại trên một thành bám của một chiếc ống, sau đó những tế bào cơ này sinh sôi, phát triển và có hình thù giống y chang bắp cơ của con bò thả ruộng.

Sốc nhiệt tiêu diệt vi khuẩn

Muốn tiêu diệt vi khuẩn, bạn có thể cho thực phẩm lên trên bếp và đun. Đây là cách làm truyền thống. Nhờ có nó mà hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt và chúng ta ăn được thực phẩm an toàn. Nhưng nhược điểm của nó là tốn kém nguyên vật liệu, tốn thời gian, tốn công sức lại làm biến đổi mùi và vị của thực phẩm. Chúng không còn tươi ngon như ban đầu. Thậm chí còn bị nhũn nát ra nếu như bạn đun quá lửa...

Công nghệ sốc nhiệt đem đến một cửa sổ mới, làm cho vi khuẩn chết nhanh và chết hàng loạt nhưng lại không làm biến đổi giá trị thực phẩm. Người ta cho thực phẩm vào trong lò hấp nhiệt. Lò này nâng nhiệt độ lên nhanh chóng tới mức 1350C. Duy trì trong 1 giây (quá ngắn ngủi). Sau đó hạ thật nhanh xuống 50C cũng trong 1 giây. Chỉ chớp mắt 2 cái bạn đã sốc nhiệt xong. Vi khuẩn chết sạch, thực phẩm an toàn mà vẫn ngon lành mới thú. Công nghệ này được các hãng sữa rất yêu thích.

Công nghệ biến đổi gene

Công nghệ biến đổi gene là công nghệ di truyền, trong đó người ta sử dụng các kỹ thuật di truyền can thiệp vào bộ gene của sinh vật làm thay đổi chúng một cách nhân tạo theo ý định của con người. Những sinh vật biến đổi gene này sẽ cho ra các thực phẩm biến đổi gene có thành phần dinh dưỡng không khác gì những thực phẩm truyền thống nhưng chúng lại có những điểm đặc sắc không thể bỏ qua.

8 phát minh “thổi bùng” ngành thực phẩm - ảnh 2

Ví dụ ngô biến đổi gene chẳng hạn, ban đầu chỉ có ngô vàng nhưng do công nghệ biến đổi gene, người ta có cả ngô xanh, ngô tím, ngô đỏ. Điều đáng nói, sản lượng của những loại ngô này cao hơn gấp 2 lần so với ngô truyền thống. Hay như cà rốt thường có màu vàng cam, chứa chất beta caroten có tác dụng làm sáng mắt. Nhưng cà rốt biến đổi gene đã có màu tím và nó có chứa một số chất kích thích đời sống tình dục.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !