7 lý do Nga quyết không thể từ bỏ Ukraine
Bận rộn với Olympic Sochi 2014, Tổng thống Nga Putin đã đánh mất lợi thế ở Ukraine. |
Bloomberg đưa ra 7 lý do cho thấy sự quyết tâm của Nga trong việc giữ Ukraine ở lại bên cạnh mình. Theo đó, Tổng thống Putin sẽ không dễ dàng để Liên minh châu Âu có được thỏa thuận thương mại với Kiev, bất chấp hiện nay, chính phủ lâm thời cùng với Tổng thống tạm quyền thân EU đã nắm lại quyền điều hành đất nước.
Niềm tự hào
Trong năm 2005, Tổng thống Putin từng nói rằng sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” thế kỷ 20. Từ quan điểm đó, việc để cho Ukraine “trượt khỏi quỹ đạo” của Nga sẽ khiến ông Putin không thể vượt qua được Tổng thống Mikhail Gorbachev, người đã cho phép giải thể Xô Viết vào năm 1991.
Thương mại
Thủ tướng Putin muốn Ukraine tham gia liên minh thuế quan còn non trẻ của Nga với Belarus, Kazakhstan, và Armenia. Liên minh thuế quan là câu trả lời cho liên minh thương mại của châu Âu bởi thị trường cua nó rộng lớn hơn nhiều. Thật vậy, các cuộc biểu tình đã nổ ra sau khi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thay đổi quyết định nhanh chóng từ việc dự định hội nhập EU hồi cuối 11/2013 sang việc chọn Nga làm đồng minh kinh tế chính trị của mình.
Lịch sử
Nga và Ukraine có liên kết lịch sử sâu sắc kể từ thời Kievan Rus kể từ thế kỷ 11 và 12. Nhà nước Kievan Rus theo truyền thống được xem là “sự khởi đầu của Nga” và là “tổ tiên của người Belarus và Ukraine”.
Đã từng là nước cộng hòa của Liên Xô
Trong năm 2008, tờ nhật báo doanh nghiệp Kommersant trích dẫn nguồn tin trong đoàn đại biểu của một quốc gia thuộc NATO cho biết, Tổng thống Putin từng nói với Tổng thống Mỹ George W. Bush: “Ông biết đấy, Ukraine thậm chí còn không phải là một nhà nước”. Trong khoảng 900 trước khi độc lập vào năm 1991, Ukraine chưa bao giờ thực sự là một quốc gia tự chủ. Hầu hết các vùng Ukraine bị các quốc gia lần lượt lãnh đạo: Ba Lan, Lithuania, Khan quốc Crimea, Áo, Hungary, Đức và Nga. Và vì thế, ít nhiều trong mắt ông Putin, Ukraine khó được xem là một nhà nước thực thụ.
Lãnh thổ Crimea
Crimea là phần lãnh thổ phía nam của Ukraine trên Biển Đen. Trước đây, nó thuộc quyền kiểm soát của Nga cho đến năm 1954, khi nó được trao cho Ukraine thuộc Liên Xô, được cho là để tăng cường mối quan hệ anh em, mặc dù phần lớn dân số là người Nga. Các nhà sử học vẫn không chắc chắn lý do tại sao Nga đã rời bỏ Crimea, tuy nhiên, họ nhận định rằng Tổng thống Putin sẽ không để “món quà” này đi quá xa tầm với của mình.
Hải quân
Hạm đội Biển Đen của Nga có trụ sở tại thành phố Sevastopol (khoảng 300km về phía tây bắc Sochi). Nếu chính phủ Ukraine kết thúc thỏa thuận hợp tác quân sự này, Nga sẽ buộc phải di chuyển trụ sở chính về vùng Novorossiysk. Hợp đồng khí đốt giá rẻ mà Nga đề nghị hồi tháng 12/2013 chính là để đổi lấy điều kiện tốt hơn trong việc thuê địa điểm ở Sevastopol.
Năng lượng
Doanh số bán khí đốt tự nhiên sang châu Âu là một nguồn ngoại tệ quan trọng của Nga, và một phần lớn khí đốt đi qua Ukraine. Nga muốn giữ những lại đường ống này một cách thân thiện. Nhưng hiện nay, công ty khai thác dầu nhà nước Gazprom của Nga đã đánh cược rủi ro bằng cách xây dựng một đường ống dẫn South Stream mới đi qua đáy Biển Đen từ Nga đến Bulgaria, bỏ qua Ukraine.