670m đường 'đau khổ' trong lòng Hà Nội

670m đường 'đau khổ' đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn trong gần 13 năm qua.

670m đường quốc lộ 17 đoạn qua phố Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì ngập lụt. Mặt đường lồi lõm có những hố sâu đến hơn nửa mét. Hằng ngày, từng đoàn xe tải, xe container nối đuôi tránh trạm thu phí Quốc lộ 5 rầm rập đi qua làm hư hỏng mặt đường nghiêm trọng. 670m đường đau khổ trong gần 13 năm qua đã khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn.

13 năm qua, người dân sinh sống trên đường tỉnh lộ 181 nay là Quốc lộ 17, đoạn qua Phố Keo, Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội, luôn thường trực nỗi bất an, lo sợ trước nguy cơ mất an toàn giao thông vì mặt đường xuống cấp nghiêm trọng. Mỗi ngày đoạn đường dài 650m này phải "gồng mình" chịu cảnh quần thảo bởi hàng nghìn lượt xe quá tải qua lại, cày nát đoạn đường này. Mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, ổ voi chằng chịt như những hố “tử thần”, tạo thành những hố sâu hơn nửa mét. Nắng thì bụi tung mù mịt, còn mưa thì lầy lội như mặt ruộng cày. Hoạt động kinh doanh, buôn bán ế ẩm khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

{keywords}
Đoạn đường xuống cấp trầm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.

Ông Nguyễn Văn Chuyển, ở phố Keo, bức xúc cho biết, mỗi lần có xe chạy qua là nhà cửa bị rung động và có tiếng ồn lớn phát ra khi xe tải nặng đi vào chỗ đường xấu, gồ ghề: "Nhà tôi buôn bán hàng tạp hóa, kinh doanh hàng hóa ngày càng ế ẩm. Vợ chồng tôi năm nay 70 tuổi, nhà các cháu nhỏ nên không thể nào được giấc ngủ ngon"....

Người dân sinh sống hai bên luôn phải sống trong trong tâm trạng sợ hãi thấp thỏm, lo âu. Riêng 3 năm gần đây qua, đã có hơn 10 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại đây, trong đó có 3 trường hợp là trẻ nhỏ. Điều đáng nói là tại khu vực phố Keo có các cơ sở giáo dục từ mầm non đến bậc phổ thông hàng ngày có hàng trăm học sinh đi học qua đoạn đường này. Trong khi đó, vỉa hè, lòng đường đã bị hư hỏng nặng, nhiều em phải đi men theo cửa nhà dân ven đường để tới trường.

{keywords}
Xe Container nối đuôi nhau nhạy rầm rầm khiến con đường càng thêm "quằn quại".

Vào khung giờ 5h - 6h và 17h - 19h, xe hạng nặng nối đuôi nhau qua lại rầm rập, người dân ở đây không chỉ chịu cảnh ô nhiễm khói, bụi mà còn chịu ảnh hưởng ô nhiễm âm thanh mỗi ngày. Người dân cho biết hàng nghìn lượt xe tải, xe container đi vào đường đi qua đường này để tránh trạm thu phí Quốc lộ 5, để đi hướng Quảng Ninh và Hải Phòng. Mỗi lượt xe đi và về, các chủ xe có thể “né” được gần 900 nghìn tiền phí.

Ông Nguyễn Phú Công, Tổ trưởng Tổ dân phố cho biết: xe container chạy xuyên màn đêm, không nghỉ phút nào thưa xe: "Vụ tai nạn liên tục xảy ra, trong đó có cả cháu học sinh bị  chết do tai nạn lao động. Xe container liên tục đi ngày đêm để trốn vé qua trạm thu phí QL 5 đi Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh. Có biển báo hạn chế đi theo giờ, không có công an thì họ đi suốt ngày".

Do kết cấu mặt đường bị hư hỏng nghiêm trọng, lại không có hệ thống thoát nước, dẫn đến tình trạng nước tồn đọng lại sau những cơn mưa, tạo thành những “ao nhỏ”. Hệ lụy là khi trời mưa, những vị trí này ngập nước khiến người đi đường không thể biết đâu là hố, đâu là mặt đường.

Trong 13 năm qua, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên UBND các cấp từ xã đến thành phố Hà Nội. Từ đầu năm 2020 đến nay, các đơn vị giao thông Hà Nội đã sửa chữa mặt đường khoảng 3 lần, nhưng chỉ được vài ngày đoạn đường lại hư hỏng, lầy lội, thậm chí là ổ trâu, ổ voi càng bị đào xới sâu thêm… dẫn đến tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Ông Bùi Văn Khanh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết nhiều người dân trong khu vực tỏ ra chán nản trước cung cách "sửa cho có" của các đơn vị chức năng.

"Con đường này có dự án mở rộng hơn 10 năm qua nhưng chưa triển khai xong vì vướng cơ chế. Việc sửa chữa vượt quá thầm quyền của xã. Xã đã có kiến nghị các đơn vị về duy tu nhưng cũng chỉ được mấy ngày… Trước mắt, chúng tôi kiến nghị tiếp tục kiểm tra hạn chế xe container vào khung giờ nhất định, phân luồng tuyến hợp lý...".

Theo tìm hiểu phóng viên, đoạn đường này thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 đến khu công nghiệp Hapro theo quyết định số 1312 năm 2007. Quyết định số 3148 năm 2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu hồi 155.183m2 đất tại các xã Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn, Lệ Chi và thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm. Theo đó, trong ranh giới dự án này có thu hồi diện tích đất của nhiều hộ dân tại xã Kim Sơn. Hiện nay, bên cạnh có nhiều hộ dân đã chuyển về khu tái định cư nhưng vẫn còn 12 hộ dân vẫn chưa được cấp đất tái định cư. Đây là nguyên nhân khiến dự án này chưa thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Sơn, nêu ý kiến: "Theo quy định thì 59 hộ được bố trí đất tái định cư thì đến nay mới có 27 suất đã xong. Vậy, chính quyền địa phương cần sớm bố trí cho 12 hộ dân còn lại, để sớm hoàn thành dự án nâng cấp cải tạo đường này,  cuộc sống của người dân đang rất bức bách lắm bụi bặm, bùn lầy mặt đường không thể chịu nổi".

Mỗi lúc đi qua đây, người dân lại ngán ngẩm gọi đó là "670m đường đau khổ". Các phương tiện từ xe tải,  xe ôtô con làm náo loạn cả một tuyến đường. Người dân hàng ngày thấp thỏm mong chờ các cơ quan chức năng sẽ sớm giải quyết triệt để tình trạng này để cuộc sống bớt vất vả hơn.

Theo vov.vn

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !