6 phương pháp nuôi dạy trẻ hạnh phúc của người Hà Lan

Ngủ đủ giấc, có nhiều thời gian bên bố mẹ, không áp lực học tập... là một trong những phương pháp của người Hà Lan để trẻ hạnh phúc.

1. Trẻ em phải được đảm bảo ngủ đủ giấc

Ảnh minh họa

Năm 2013, nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã chỉ ra rằng, trẻ em Hà Lan hay cười và thích âu yếm hơn trẻ em Mỹ.

Theo nghiên cứu, tính hiền hòa của trẻ sơ sinh Hà Lan một phần là do chúng được ngủ đủ giấc và hoạt động ở cường độ thấp. Trong khi cha mẹ người Mỹ thường đề cao tầm quan trọng của việc trải nghiệm cho trẻ nhỏ.

Mặt khác, các cha mẹ Hà Lan cũng đặt tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đầy đủ. Cha mẹ sẽ không thỏa hiệp về giờ giấc nghỉ ngơi. Chỉ khi nào đứa trẻ ngủ đủ giấc thì cha mẹ cũng mới được nghỉ ngơi tốt hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người Hà Lan ngủ nhiều nhất thế giới, trung bình khoảng 8 giờ mỗi đêm.

2. Trẻ em có nhiều thời gian bên bố mẹ

Một gia đình người Hà Lan dành thời gian bên nhau ngày cuối tuần.


Từ năm 1996, Chính phủ Hà Lan luôn cố gắng đảm bảo quyền lợi cho nhân viên làm việc bán thời gian và nhân viên làm việc toàn thời gian, nhằm giúp người dân cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Theo nghiên cứu của OECD năm 2018, văn hóa làm việc bán thời gian là một trong những lý do khiến mọi người dân ở đây vui vẻ hơn. Với thời gian làm việc trung bình một tuần là 29 giờ, Hà Lan có tuần làm việc ngắn nhất thế giới.

Gần một nửa người trưởng thành tại Hà Lan làm việc bán thời gian. 26,8% nam giới làm việc ít hơn 36 giờ/tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian. Hầu hết các ông bố Hà Lan chỉ làm việc toàn thời gian trong bốn ngày. Họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để dành thời gian bên con cái. Thời gian nghỉ này thường được gọi là “Papadag”, có nghĩa là “Ngày của cha”.

3. Trẻ em không bị áp lực học tập

Trẻ em Hà Lan dưới 10 tuổi không phải tham gia bất cứ kỳ thi nào.


Ở Hà Lan, trẻ em không bị đặt nặng về thành tích. Giáo dục không chỉ là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, mà còn là nơi khiến trẻ cảm thấy vui vẻ.

Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp theo định hướng nghiên cứu, được cung cấp bởi các trường đại học; bằng cấp theo định hướng nghề nghiệp, được cung cấp bởi các trường cao đẳng. Học sinh chỉ cần vượt qua kỳ thi trung học là có thể đăng ký vào hầu hết các chương trình học.

Ruut Veenhoven, giáo sư trường Đại học Erasmus (Rotterdam) chi biết: “Các trường học tiếng Pháp và tiếng Anh thường tập trung vào thành tựu. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, các kỹ năng xã hội mới là công cụ mang đến hạnh phúc. Chúng quan trọng hơn nhiều so với chỉ số IQ”.

4. Trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của riêng mình

Trẻ em được tự do thể hiện điều mình muốn, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.


Mọi người trong gia đình, kể cả trẻ nhỏ đều có tiếng nói. Ví dụ, khi Julius lên ba, cậu bé đã phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đầy đủ để diễn đạt những gì quan trọng. Sau đó, người lớn sẽ dạy cậu các giải pháp hợp lý.

Để cho trẻ được nói tất cả những gì chúng nghĩ và muốn, đôi khi sẽ khiến người lớn mệt mỏi. Nhưng bằng cách đó, người Hà Lan đã dạy chúng cách thiết lập ranh giới của riêng mình. Cùng với đó, những phụ huynh cũng sẽ cho đứa trẻ lời khuyên, lý giải vì sao nên làm như vậy. Đơn giản như tại sao đứa trẻ cần ngủ sớm? Là bởi vì ngủ đủ giấc sẽ giúp chúng lớn lên khỏe mạnh như những người khác.

5. Trẻ em được ăn món “hagelslag” – bánh mì rải sô cô la cho bữa sáng

Trẻ em được tự do thể hiện điều mình muốn, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ.


Ăn bánh mì rải sô cô la trong bữa sáng ư? Nghe đến thôi đã cảm thấy thở mệt nhọc. Tuy nhiên, bữa ăn này có ý nghĩa đặc biệt đối với gia đình Hà Lan.

Ăn sáng cùng tất cả các thành viên là một thói quen hằng ngày của người Hà Lan. Sẽ không có thành viên nào ăn trước, cho đến khi tất cả mọi người có mặt đầy đủ, bao gồm cả trẻ em. Điều đó còn thể hiện sự tôn trọng.

Theo báo cáo của UNICEF , 85% trẻ em Hà Lan (trong độ tuổi từ 11 đến 15) được khảo sát cho biết, họ ăn sáng cùng gia đình mỗi ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, học tập, mà còn giúp cả gia đình được gắn kết hơn.

6. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp

Trẻ em luôn được khuyến khích đạp xe đến trường ở mọi thời tiết.


Thời tiết ở Hà Lan nhiều mưa. Nhiệt độ mùa đông trung bình từ 35 - 40 độ F (tương đương 1,67 – 4,44 độ C), và có gió mạnh. Mặc dù đạp xe trong thời tiết có gió và mưa khá khó chịu, nhưng người Hà Lan vẫn khuyến khích những đứa trẻ đi xe đạp. Cha mẹ sẽ cho con mặc quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.

Điều đó giúp những đứa trẻ hiểu được rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy nắng. Chúng phải học cách đối mặt với mưa, học cách không bỏ cuộc.

Đạp xe đến trường bất kể điều kiện thời tiết nào còn dạy cho trẻ khả năng phục hồi. Khả năng phục hồi đôi khi sẽ là điều quyết định hạnh phúc.

Khánh Hòa(Theo cnbc)/Vietnamnet

'Công bố thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ra sao là việc rất hóc búa'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ phải tiếp tục công bố các thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 như thế nào và đây là câu chuyện rất hóc búa.

Vụ cô giáo Tuyên Quang bị học sinh dồn vào góc lớp: Sự cô đơn cùng cực

Trong những clip đó, phía sau sự hỗn loạn, tiếng la hét, tôi thấy sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo...

Sập bẫy tình, 8X Yên Bái mất 200 triệu, phải nhập viện điều trị tâm thần

Ly thân chồng, chị Linh Lan bỗng dưng được một người đàn ông Việt sống ở Malaysia quan tâm. Sau 8 tháng bị dẫn dắt vào bẫy tình, chị mất hàng trăm triệu và phải nhập viện điều trị tâm thần.

Cô gái 23 tuổi phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới sau 5 phút

Sau 5 phút, Phương Trinh (23 tuổi, quê Lâm Đồng) đã nhớ 618 hình ngẫu nhiên để phá được kỷ lục thế giới trong cuộc thi Siêu trí nhớ thế giới 2023.

Xác minh nữ giáo viên bị nhóm nam sinh dồn vào góc lớp chửi bới

Tối 4/12, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm nam sinh THCS dồn vào góc lớp, xung quanh là những tiếng hò reo, chửi bới.

Hotboy 1m86 ở 'Chúng ta của 8 năm sau': Ngoài đời tôi không giỏi ‘thả thính’

Vào vai hotboy được yêu thích trong 'Chúng ta của 8 năm sau', Quốc Anh chia sẻ ngoài đời anh không giỏi ‘thả thính’ như nhân vật Lâm của mình.

Tiến sĩ giả Nguyễn Trường Hải khai gì trong lý lịch nộp các trường đại học?

Ông Nguyễn Trường Hải khai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và bài báo công bố quốc tế.

Cô dâu được hỏi cưới bằng 10 xe rùa chở sính lễ: Mỗi ngày về nhà mẹ đẻ 10 lần

Yêu nhau 3 năm 8 tháng, chàng trai Tuyên Quang quyết định thuê 10 chiếc xe rùa, chở sính lễ đến hỏi cưới cô hàng xóm.

Bị 'tố' ép học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, nhà trường nói gì?

Phụ huynh thông tin học sinh bị ép tham gia hoạt động trải nghiệm, chi phí 560 nghìn đồng/em trong khi Hiệu trưởng Trường THPT B Bình Lục khẳng định không có chuyện này.

Nữ sinh viên đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp: 'Khi em nói, cô nên cúi mặt xuống'

Nữ sinh viên Trường ĐH Hoa Sen có hành vi tát vào mặt bạn, đòi đuổi giảng viên ra khỏi lớp nên bị buộc thôi học. Trong buổi làm việc với nhà trường, sinh viên này còn tỏ thái độ thiếu tôn trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !