6 bài học kinh nghiệm của Đắk Nông trong công tác giảm nghèo
Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đắk Nông đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm.
Đắk Nông rút được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. (Ảnh: TTXVN) |
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, công tác giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng xã hội và chính bản thân hộ nghèo, người nghèo. Vì thế, công tác giảm nghèo phải được đặt trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của mỗi địa phương; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo trên tinh thần phát huy nội lực là chính, với phương châm “người dân tự vươn lên thoát nghèo, có sự hỗ trợ của Nhà nước và được cộng đồng giúp đỡ”; xác định đối tượng để tập trung giảm nghèo là hộ gia đình, bon, buôn, bản trên địa bàn; ưu tiên nguồn lực đầu tư giảm nghèo cho khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt nhất với các dịch vụ xã hội cơ bản ở địa phương.
Với quan điểm đó, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đoàn thể và nhân dân; từ kết quả năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh là 19,26% thì đến năm 2019 đã giảm mạnh còn 10,52%. Ước kết quả hộ nghèo năm 2020 còn dưới 7% (giảm 3,52% so với năm 2019).
Trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Đắk Nông đã rút ra được 6 bài học kinh nghiệm.
Cụ thể, đầu tiên phải nói đến sự lãnh đạo sâu sát, cụ thể của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội mang tính quyết định đến hiệu quả và tính bền vững của Chương trình.
Hai là, phát huy sức mạnh của 3 lực lượng: Bản thân người nghèo, cộng đồng và Nhà nước. Trong đó, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của người nghèo và vai trò, sức mạnh của cộng đồng, đoàn thể để đảm bảo tính bền vững của Chương trình. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo.
Ba là, phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội, gắn kết chương trình, dự án khác với chương trình mục tiêu giảm nghèo.
Công tác giải ngân nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi phải được gắn liền với việc phát huy cao nhất hiệu quả đồng vốn, gắn công tác tập huấn khuyến nông, đào tạo nghề, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm làm ăn cho hộ nghèo; phát huy sự giúp đỡ lẫn nhau tại cộng đồng nhằm đem lại hiệu quả cao và thiết thực cho công tác này.
Bốn là, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo, điều tra viên của cơ sở phải có chuyên môn, vững kỹ năng nghiệp vụ, nhiệt tình, tận tâm, sâu sát ở cơ sở, có phương pháp vận động quần chúng, phát huy sức mạnh tham gia của cộng đồng đặc biệt là của cán bộ thôn, bon ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Năm là, xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó, xây dựng kế hoạch cho các địa bàn trọng điểm (mỗi huyện, thị xã chọn 1 – 2 thôn, bon, buôn có tỷ lệ hộ nghèo cao; mỗi đảng viên, hội viên theo dõi, giúp đỡ từ 1 – 2 hộ nghèo) để tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Bài học thứ sáu là tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, phối hợp giữa các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp cần phân công trực tiếp cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình giúp đỡ các hộ gia đình nghèo vươn lên thoát nghèo.
Sang giai đoạn 2021-2025, Đắk Nông tiếp tục đề ra mục tiêu chung thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới; cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, nhất là ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và nhóm dân cư. Cùng với đó, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị; duy trì sự phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.