5 viễn cảnh chiến tranh 'chờ đón' Iraq

Iraq từng chứng kiến sự hy sinh của 4.500 lính Mỹ cùng số tiền gần 1 tỷ USD từ năm 2003 - 2011 để lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein và tái thiết đất nước, giờ tiếp tục rơi vào tình trạng hỗn loạn và khả năng "sụp đổ".

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria cùng sự xâm chiếm và mở rộng của chủ nghĩa cực đoan tại miền bắc và tây Iraq đang đẩy "cái nôi của nền văn minh nhân loại" nằm trong vòng kiểm soát của những phần tử cực đoan Hồi giáo tàn nhẫn tại Trung Đông. 

Các tay súng cực đoan từ lực lượng tự xưng "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông" (ISIS) đã chiếm đóng thành phố lớn thứ hai tại Iraq Mosul và giành quyền kiểm soát tỉnh Ninewah sau khi chiếm đóng 2 thành phố Fallujah và Ramadi, phía tây thủ đô Baghdad vào cuối năm ngoái. 

5 viễn cảnh chiến tranh 'chờ đón' Iraq - ảnh 1

Lực lượng an ninh ngườiKurd giao tranh với quân nổi dậy dòng Sunni ISIS tại vùng ngoại ôDiyala hôm 14/6.

Ngay sau đó, ISIS đã nhanh chóng di chuyển sang khu vực miền nam tới 2 thành phố Samarra và Tikrit. Lực lượng nổi dậy đã giành được 2 thành phố này mà dường như không vấp phải sự phản đối từ chính phủ Iraq. Thậm chí, ISIS còn chiếm cả khu lọc dầu lớn nhất Iraq tại Baiji. Họ cũng không hề giấu diếm ý định chiếm luôn thủ đô Baghdad.

Phản ứng trước sự hung hãn của ISIS, Thủ tướng Iraq Nouri Al Maliki đã thề tấn công đáp trả. Tuy nhiên, việc ISIS tấn công và giành quyền kiểm soát nhiều thành phố lớn tại Iraq cũng như việc các binh sĩ quân đội và cảnh sát Iraq vốn được Mỹ đào tạo đã nhanh chóng giơ tay đầu hàng, đang đặt ra câu hỏi lớn về thực quyền của Thủ tướng Maliki và khả năng chiến đấu của quân đội Iraq.

Trong khi đó, thủ lĩnh dòng người Shiite tại Iraq Moqtada Al Sadr hiện đang kêu gọi các nhóm chiến binh Shiite chuẩn bị mọi công tác bảo vệ những vùng đất linh thiêng và các vùng lân cận với Baghdad bao gồm 2 thành phố trọng điểm Najaf và Karbala. 

5 viễn cảnh chiến tranh tại Iraq

Theo đánh giá trong bài viết mang tên "The collapse of Iraq would open a new front in the Sunni-Shi’a war" (Sự sụp đổ của Iraq có thể mở ra mặt trận mới trong cuộc chiến giữa người Sunni – Shi'a [người Shiite - theo cách viết của phương Tây]) đăng trên tờ Global Post, tác giả Gary Grappo, một cựu quan chức ngoại giao cấp cao tại Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định có 5 viễn cảnh chiến tranh đang chờ đón Iraq. 

Thứ nhất, những cư dân dòng Kurd tại Iraq sẽ không tiếp tục chịu yếu thế. Lâu nay, họ đã gặt hái được nhiều thành tựu như nền kinh tế nở rộ, chính trị ổn định và mức thu nhập tăng cao nhờ hoạt động sản xuất dầu mỏ. 

5 viễn cảnh chiến tranh 'chờ đón' Iraq - ảnh 2

Những người tình nguyện tham gia chiến đấu chống lại lực lượng ISIS cầm vũ khí tuần hành trên đường Basra, phíađông nam thủ đôBaghdad hôm 16/6.

Lực lượng an ninh Pesh Merga không chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho công dân Kurd mà còn những người dân tộc thiểu số Kurd như Kirkuk sinh sống ở các vùng giáp ranh – nơi có trữ lượng dầu mỏ chưa khai thác dồi dào nhất tại Iraq. Đây có thể là lý do khiến người Kurd ở Iraq quyết định tuyên bố độc lập tách khỏi Baghdad.

Thứ hai, sự chia rẽ lâu nay tại Iraq vẫn tiếp tục tái diễn. Nếu nguời Kurd quyết định đi theo con đường riêng độc lập tại khu phía bắc, chắc chắn, Iraq sẽ lâm vào tình cảnh bị chia rẽ. 

Theo đó, những người theo dòng Sunni sẽ giành quyền kiểm soát khu vực phía bắc và tây trong khi các cư dân dòng Shi'a chiếm đóng khu miền đông và nam. Đây là viễn cảnh được Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập hồi năm 2006. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, khả năng hai tộc người này sẽ còn tự tuyên bố thành lập quốc gia cho riêng mình. 

Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, sẽ không ra tay trợ giúp chính phủ Iraq trấn áp lực lượng nổi dậy. Với hàng trăm ngàn người Syria tị nạn đang sinh sống tại Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này sẽ không thể cưu mang thêm hàng chục ngàn người Iraq chạy trốn chiến tranh. 

Trong khi đó, một bộ phận người dân tộc thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang sinh sống tại các tỉnh phía bắc Iraq hiện nằm trong vòng kiểm soát hoặc đối mặt với mối đe dọa tấn công từ ISIS, cũng đang đề nghị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ. Không chỉ là quốc gia giáp biên giới với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ còn có quyền lợi kinh tế trọng yếu tại nhiều khu vực trên đất nước Iraq bao gồm tỉnh Ninewah, Samarra và khu tự trị người Kurd. 

Thứ tư, mối đe dọa an ninh tới Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng buộc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra các hành dộng quân sự và chiểu theo Khoản 5 trong hiệp ước của NATO, các quốc gia trong liên minh quân sự này bao gồm Mỹ được phép hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. 

Sự xuất hiện của các tay súng cực đoan ISIS tại khu vực biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ cùng với sự đe dọa từ lực lượng phiến quân tại vùng biên giới giáp với Syria đang đặt tình trạng an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng nguy hiểm. Thậm chí, nó được coi là "mối đe dọa tới tất cả các thành viên NATO". Do đó, khả năng các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu triển khai quân tới khu vực biên giới phía nam. Trong khi, lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức không kích tại Iraq. 

Cuối cùng, Iran có nguy cơ rơi vào bất ổn. Nếu các phần tử cực đoan dòng Sunni thuộc lực lượng ISIS duy trì sức mạnh tấn công tới Baghdad cũng như đe dọa các khu vực sống của người Shiite gần thủ đô và khu phía nam của người Shi'a, Iran sẽ đưa ra quyết định điều quân quay trở lại Iraq. 

5 viễn cảnh chiến tranh 'chờ đón' Iraq - ảnh 3

khung cảnh sau vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh Iraq và ISIS tại thành phốMosul hôm 10/6.

Nhiều khả năng Thủ tướng Iraq Maliki sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ can thiệp từ Iran. Động thái này sẽ làm bùng nổ cuộc chiến giữa người Sunni – Shiite. Tuy nhiên, nhằm đánh tan quân nổi dậy ISIS khỏi Iraq, Iran sẽ cần triển khai một số lượng lớn binh sĩ và thay thế Mỹ đảm nhận sứ mệnh gìn giữ an ninh trong lịch sử Trung Đông. 

Ngoài Khoản 5 trong hiệp ước NATO, cho tới nay, chưa rõ Mỹ và các đồng minh quân sự sẽ đưa ra phản ứng ra sao cho cuộc khủng hoảng an ninh tại Iraq. 

Sự trỗi dậy một cách nhanh chóng cả về quân số cũng như sức mạnh của ISIS và các lực lượng cực đoan tại Iraq cũng như Syria chắc chắn sẽ khiến Mỹ đưa ra quyết định rút lại sự ủng hộ cho các phe đối lập để thiết lập nền dân chủ tại Syria. Tuy nhiên, lực lượng ISIS chưa bao giờ giấu giếm tham vọng của mình. Điều này được thể hiện rõ qua cái tên: "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria". 

Hành động quân đội Mỹ rút quân khỏi Iraq hồi năm 2011 là nhằm "chấm dứt cuộc chiến tại quốc gia này". Song giờ đây, Mỹ và các đồng minh Ả Rập có nguy cơ phải chứng kiến với sự sụp đổ lớn hơn từ cuộc chiến giữa người Sunni – Shiite. 

Một hành động quyết đoán và nhanh chóng là vô cùng cần thiết để trấn an mối đe dọa từ cuộc xung đột giữa người Sunni – Shiite. Mặc dù, không thể tránh khỏi việc phải điều động quân sự nhưng chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chỉ có những biện pháp can thiệp "nhẹ nhàng" lần này. Điều này cũng cho thấy một thực tế rõ rằng Baghdad không thể chỉ dựa vào sức mình để bảo vệ đất nước. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ GlobalPost, tờ báo trực tuyến của Mỹ tập trung vào lĩnh vực tin tức quốc tế. GlobalPost ra đời ngày 12/1/ 2009 bởi Charles M. Sennott và Philip S. Balboni với mục tiêu là "để xác định lại tin tức quốc tế cho đại kỹ thuật số". GlobalPost có 65 phóng viên trên toàn thế giới.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !