5 hậu quả tài chính, kinh tế do khủng hoảng Ukraine
Giá cổ phiếu sụt giảm: các chuyên gia ở phố Wall (Wall Street) biết rõ rằng khi có khủng hoảng xảy ra, giá cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng và ngay khi Ukraine bắt đầu rối loạn, các nhà đầu tư chứng khoán đã sợ hãi và bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, vài ngày sau họ đã lấy lại bình tĩnh và mua lại chính các cổ phiếu vừa bán đi. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua (3/3), chỉ số chứng khoán Standard and Poor's 500 đã giảm đi 0,56%.
Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo vì khủng hoảng Ukraine. |
Giá năng lượng tăng lên, đặc biệt ở khu vực châu Âu. Trong phiên giao dịch ở châu Âu ngày hôm qua, giá dầu thô Brent đã tăng gần 2,2% trong khi đó giá khí đốt ở Anh tăng hơn 10%. Nga là một trong những nhà cung cấp năng lượng chính của châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế ở châu Âu chậm lại do giá năng lượng tăng lên. Chỉ số chứng khoán FTSE 100 của Luân Đôn sụt giảm 1,55%.
Lợi tức trái phiếu Mỹ thấp đi. Trong khủng khoảng, các nhà đầu tư thường tìm tới những nơi an toàn và chính phủ Mỹ không chỉ có uy tín tốt mà còn có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ uy tín đó. Kết quả là, cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ giảm đi 2,62%. Lợi tức trái phiểu thường giảm đi khi cầu trái phiếu tăng lên.
Giá vàng tăng. Giá vàng thường tăng lên khi có các tin đồn chiến tranh hoặc thảm họa kinh tế. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá vàng tăng lên 25USD thành 1.347,2 USD/oz.