5 dấu hiệu cảnh báo suy thận

Tỷ lệ người mắc các bệnh về thận ngày càng tăng. Trong khi đó bệnh thận thường không có triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển nên khi phát hiện bệnh thường đã sang giai đoạn muộn.

Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ - BV An Việt.

Những ai có nguy cơ suy thận

Theo BSCK II Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện đa khoa An Việt, gần dây ông tiếp nhận khám cho nam thanh niên 25 tuổi nhưng đã bị suy thận độ 3. Nếu bệnh nhân không đi khám kịp thời và điều trị thì chỉ thời gian ngắn có thế chuyển sang giai đoạn 4, giai đoạn 5 và bệnh nhân sẽ phải chạy thận lọc máu suốt đời.

Nói về bệnh nhân này, bác sĩ Cừ cho biết bệnh nhân làm kỹ sư xây dựng nhưng đi làm công trình suốt, không để ý tới sức khỏe. Gần đây, bệnh nhân thấy người mệt mỏi, chân có dấu hiệu phù nhưng sợ dịch bệnh không đi khám.

Khi cảm giác phù thũng tăng lên, bạn bè ở cùng khuyên nên bệnh nhân mới đến bệnh viện khám. Siêu âm và các xét nghiệm thấy có biểu hiện suy thận.

Theo bác sĩ Cừ bệnh nhân may mắn và được chỉ định điều trị thận bản tồn để khôi phục khả năng của thận.

Bác sĩ Cừ cho biết thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể, các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein (trong thực phẩm) như urê, creatinine (tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp); giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin (điều hòa huyết áp), erythropoietin (EPO) giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương.

Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Dấu hiệu suy thận.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên.

Dấu hiệu của bệnh thận

Bác sĩ Cừ cho biết có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận mà mọi người cần chú ý

Thứ nhất, nước tiểu bất thường

Những người bị suy thận thường có những dấu hiệu bất thường về nước tiểu, tần suất đi tiểu… như:

Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc thay đổi màu. Đi tiểu nhiều về đêm mặc dù không uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không được nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. Nhiều trường hợp đi tiểu ra máu, căng tức vùng bàng quang, đi tiểu khó khăn.

Thứ hai, người bệnh có hiện tượng phù nề

Những người bị suy thận, khi chức năng thận suy giảm sẽ dấn tới việc các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể, gây ra hiện tượng phù nề. Hiện tượng phù nề thường xuất hiện ở vùng cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ…

Thứ ba, mệt mỏi, buồn nôn

Nếu cơ thể đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn thì rất có thể là thận của bạn đang gặp vấn đề.

Nhiều người suy thận còn có cảm giác buồn nôn do các chất thải tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. Bên cạnh đó, hơi thở còn có thể xuất hiện mùi khó chịu.

Thứ tư, ngứa, phát ban ở da

Điều này xảy ra là do khi thận bị suy, sự tích tụ các chất thải trong máu gây viêm và ngứa ở nhiều mức độ, có thể sẽ nặng hơn ngứa dị ứng.

Thứ năm, thay đổi hơi thở và vị giác

Bạn cảm thấy hơi thở nông hơn, khó hít sâu; Trong miệng luôn cảm thấy có vị khác lạ, hơi thở có mùi; Ăn không thấy ngon,…

Để phòng bệnh thận, bác sĩ Cừ cho biết mọi người cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút thuốc lá vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của bác sỹ vì một số thuốc có hại cho thận.

K.Chi

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !