4 lý do khiến Mỹ không dám cung cấp vũ khí cho Ukraine
(Ảnh minh họa) |
Viện nghiên cứu Brookings Institution, Hội đồng Atlantic và Hội đồng Chicago phụ trách các vấn đề toàn cầu đã cùng nhau kêu gọi Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trong vòng 48 giờ bản báo cáo được công bố, nhiều chuyên gia uy tín về Nga tại các tổ chức Brookings, Carnegie Endowment, Kissinger Associates và Kennan Institute đã dẫn ra nhiều căn cứ xác đáng để phản đối đề xuất đó.
Trước đó, Thượng Nghị sĩ John McCain và một nhóm nghị sỹ của cả hai đảng gồm hơn 40 nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama đưa quân đội đến trợ giúp Kiev.
Tại cuộc họp báo ngày 5/2, ông McCain đã trách châu Âu không rút ra được bài học đúng đắn từ “Khoảnh khắc Munich” năm 1938: “Tôi thấy rất thất vọng. Những việc họ làm gần đây khiến tôi nhớ lại thời kỳ thập niên 30”.
Hiệp ước Munnich vốn được ký kết vào cuối tháng 9/1938 giữa Đức, Anh, Pháp và Ý nhằm chuyển giao vùng Sudetenland của Séc cho Đức Quốc xã, bất chấp cảnh báo từ Prague rằng nhượng bộ chỉ khiến Hitler “được voi đòi tiên”. Quả thực, chỉ 1 năm sau, Hitler đã xâm lược Ba Lan và Thế chiến thứ 2 nổ ra. Kể từ đó, “khoảnh khắc Munich” đã trở thành cụm từ để ám chỉ một điều: nhượng bộ ngoại giao sẽ chỉ khiến kẻ kia được đà lấn tới.
Vậy nên ông McCain đã gạt bỏ lời kêu gọi dùng biện pháp ngoại giao của Thủ tướng Đức Angela Merkel và cho rằng đây chỉ là “một sự ngu ngốc” tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) ngày 7/2.
Theo quan điểm của những người ủng hộ chính sách mà ông McCain đề xuất, Mỹ và NATO có khả năng “san bằng tỉ số” bằng cách cung cấp cho Kiev các thiết bị radar và tên lửa chống tăng.
Cụ thể, mỗi khi quân đội Kiev sắp chiến thắng, Nga lại nhảy vào, làm tình hình leo thang và hướng cán cân sang phía quân ly khai. Chúng ta có thể thấy tình hình hiện giờ ở mối nối Debaltseve và các vùng lân cận. Và rất có thể ta cũng sẽ bắt gặp điều tương tự ở khu vực Mariupol.
Còn trên quan điểm của phương Tây, chỉ cần cung cấp vũ khí thì Kiev sẽ lại giành được lợi thế để bảo đảm chiến thắng. Vậy nên, nếu Nga có thể cung cấp cho các “con cưng” của mình thì tại sao Mỹ lại không được làm như vậy?
Có 4 lý do để người Mỹ cần phải nhanh chóng từ bỏ ý định mang đầy nguy cơ "thảm họa" này.
Binh sỹ Ukraine ở gần sân bay Donetsk. |
Thứ hai, cho dù cho Tổng thống Obama thuận theo kế hoạch của ông McCain và nước Mỹ thực sự viện trợ quân sự cho Kiev, không một ai dám chắc quân đội Kiev được trang bị chương trình đào tạo đủ thích hợp để biết cách sử dụng các loại vũ khí đó? Và nếu Mỹ cử các cố vấn quân sự đến để đào tạo binh lính Ukraine, điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số họ bị giết hại? Có phải ông McCain đang sẵn sàng mạo hiểm trước một trận chiến súng đạn, hoặc tệ hơn là chiến tranh hạt nhân với Nga vì số phận của Donbass?
Thứ ba, một lý do khác để phản đối việc viện trợ vũ khí cho Kiev là chế độ mà nước Mỹ đang hậu thuẫn. Chính quyền Ukraine vẫn ở trong tình trạng mục nát kinh khủng vì nạn tham nhũng. Hiện ông Petro Poroshenko - một tài phiệt đang lãnh đạo đất nước này - người đã quên mất bản thân mình có liên hệ chặt chẽ thế nào với chế độ cũ: ông đã từng làm Bộ trưởng Bộ Thương mại năm 2012 và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2009-2010.
Thứ tư, quân đội Ukraine là một sự pha tạp giữa các tiểu đoàn tình nguyện và binh lính thường trực mà không được đào tạo thống nhất, bài bản. Hơn nữa, Kiev đang phải giải quyết vấn đề tuyển thêm binh lính. Có phải Thượng Nghị sĩ McCain đang muốn đem vũ khí cho một lực lượng thậm chí còn chưa có đủ quân số để dùng? Mỹ có dám chắc những thứ mà ông McCain muốn cấp cho Kiev sẽ không lọt vào "nhầm tay" như những lần trước đó ở Iraq, Syria, Libya và Afghanistan?
Xe tăng T-62 của Nga trên đường phố Gruzia hồi năm 2008 |
Nếu việc Mỹ có thể “san bằng tỉ số” bằng cách bơm hàng tỷ USD trang thiết bị mà Ukraine còn không biết cách sử dụng là một ảo tưởng, thì ý nghĩ dùng những vũ khí đó để ngăn chặn ông Putin cũng ảo tưởng không kém.
Có thể Tổng thống Nga sẽ tái hiện lại kịch bản mà ông ấy đã thực hiện năm 2008. Tháng 4 năm đó, Biên bản ghi nhớ Bucharest của NATO đã rất thẳng thắn và rõ ràng tuyên bố rằng Gruzia và Ukraine “sẽ trở thành thành viên NATO”. Đến tháng 8, xe tăng của Nga đã “đậu sẵn” ở nơi chỉ cách thủ đô Tbilisi của Gruzia 40 km. Tháng 9, ông Putin đã nói với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) Jose Manuel Barroso rằng: “Nếu muốn, tôi có thể chiếm Kiev trong 2 tuần”. Lời nói này tới giờ vẫn có thể xảy ra.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.