3 tập đoàn lớn được chọn thí điểm trả lương, thưởng

Theo Bộ LĐTB&XH, hiện nay VNPT trả lương cho một số lao động công nghệ cao bằng khoảng 70% so với thị trường, Vietnam Airlines trả lương cho phi công là người Việt Nam bằng 60% so với phi công là người nước ngoài….

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang dự thảo Nghị định thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý một số Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

Trong đó, Bộ đề xuất thí điểm quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với 3 Tập đoàn, Tổng công ty gồm: Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines); Công ty mẹ - Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) (gọi chung là công ty).

VNPT là một trong 3 đơn vị được chọn thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động và người quản lý.

Tại dự thảo, LĐ-TB&XH đề xuất, về lao động và thang, bảng lương, giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng lao động, xây dựng thang bảng lương (kể cả đối với người quản lý); đồng thời quy định người có thẩm quyền khi tuyển dụng dư thừa lao động thì phải chịu trách nhiệm kể cả việc giảm trừ tiền lương, không hưởng tiền thưởng.

Về tiền lương của người lao động và Ban điều hành, được hưởng chung quỹ tiền lương (bao gồm cả thưởng trong tiền lương) theo đơn giá tiền lương khoán do đại diện chủ sở hữu giao ổn định từ năm 2019 đến khi kết thúc thí điểm dựa trên chi phí tiền lương đã thực hiện giai đoạn 2016 - 2018 có tính đến các yếu tố đặc thù của từng đơn vị vào đơn giá khoán.

Trong đó, đơn giá tiền lương khoán theo chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh phản ánh hao phí lao động và năng suất của từng đơn vị (VNPT theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương, Vietnam Airlines theo tấn, km hàng hóa và hành khách luân chuyển, VATM theo km điều hành bay).

Đồng thời tính bổ sung một phần tiền lương của lao động đặc thù vào đơn giá tiền lương khoán do giai đoạn 2016 - 2018 tiền lương trả cho số lao động này thấp hơn so với thị trường (hiện nay VNPT trả lương cho một số lao động công nghệ cao bằng khoảng 70% so với thị trường, Vietnam Airlines trả lương cho phi công là người Việt Nam bằng 60% so với phi công là người nước ngoài).   

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc hình thành đơn giá tiền lương khoán trên được gắn với điều kiện như lợi nhuận năm 2019 không thấp hơn bình quân 2016 - 2018 (để tránh bổ sung lương của lao động đặc thù quá cao, giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp); mức tiền lương năm 2019 tính theo đơn giá tiền lương khoán không giảm so với năm 2018 (do dựa trên tiền lương giai đoạn 2016-2018 và để bảo đảm nguyên tắc không giảm tiền lương khi năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh không giảm).

Quỹ tiền lương hàng năm được xác định trên đơn giá tiền lương khoán ổn định và chỉ tiêu tính đơn giá khoán, gắn với mức tăng, giảm lợi nhuận hàng năm so với bình quân giai đoạn 2016-2018. Trường hợp lợi nhuận thấp hơn thì phải giảm trừ quỹ tiền lương; trường hợp lợi nhuận vượt thì được tính thêm vào quỹ tiền lương tối đa 2 tháng tiền lương (việc bổ sung tiền lương với tính chất là tiền thưởng trong tiền lương nhằm khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW và được hạch toán vào chi phí trước khi quyết toán).

2 phương án lương của HĐTV, HĐQT

Về tiền lương của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, dự thảo đề xuất quy định mức lương cơ bản, tiền lương được hưởng theo chức danh.

Cụ thể. mức lương cơ bản quy định theo 2 loại doanh nghiệp gắn với quy mô, độ phức tạp quản lý (vốn, doanh thu, đầu mối quản lý, lao động): Về phân 2 loại, dựa trên tiêu chí vốn tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ (tập đoàn 10.000 tỷ đồng, Tổng công ty 1.800 tỷ đồng trở lên), số liệu thống kê thực tế doanh thu, đầu mối quản lý, lao động và xếp hạng hiện hành của các đơn vị (VNPT hạng tập đoàn, Vietnam Airlines và VATM hạng tổng công ty đặc biệt), theo 2 phương án:

Phương án 1: Quy định tiêu chuẩn chung trên cơ sở đó các đơn vị tự xác định loại công ty để tính mức lương cơ bản. Phương án này có ưu điểm là thuận lợi cho việc ban hành tiêu chuẩn chung vào năm 2021.

Phương án 2: Căn cứ tiêu chuẩn dự kiến trên và quy mô hiện hành ấn định loại công ty (theo đó VNTP và Vietnam Airlines loại 1, VATM loại 2). Phương án này có ưu điểm là đơn giản vì chỉ có 3 đơn vị, nhưng khó tổng kết để ban hành tiêu chuẩn chung vào năm 2021 và khó cho việc áp dụng đối với các công ty con thuộc 3 đơn  vị nêu trên.

Mức lương cơ bản được quy định thấp nhất 40 triệu đồng và cao nhất 70 triệu đồng, được dựa trên cơ sở tính bằng khoảng 30 - 35% mức lương chức danh tương đương trên thị trường. Mức tiền lương được hưởng xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và tăng thêm không quá 1 lần gắn với lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận/vốn.

Đồng thời để khuyến khích các công ty hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận thì cho phép tính thêm tiền lương của người quản lý như người lao động (thêm tối đa 2 tháng lương/năm), quy định này sẽ bao trùm được mức lương hiện nay nhà nước đã cho thực hiện đối với Vietnam Airlines theo Nghị định 53/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Về tiền thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận, dự thảo đề xuất quy định việc trích lập quỹ tiền thưởng, phúc lợi từ lợi nhuận sau thuế không quá 3 tháng tiền lương (trong đó 2 tháng tiền lương, 1 tháng phúc lợi và tách riêng quỹ thưởng cho người lao động, Ban điều hành và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, kiểm soát viên). Quy định này cơ bản giữ nguyên như hiện hành (chỉ điều chỉnh quỹ thưởng của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị từ 1,5 tháng thành 2 tháng cho bằng với trích quỹ thưởng của người lao động).

Thời gian thực hiện thí điểm từ năm 2019 đến khi Chính phủ ban hành Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Minh Thư
Từ khóa: thí điểm quản lý tiền lương quản lý lao động VNPT Vietnam Airlines VATM Tập đoàn kinh tế Tổng công ty nhà nước.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.

Agribank dành 10.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm tiếp tục đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Agribank dành 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng SME với lãi suất hấp dẫn.