205 vết thương trên người vợ bầu 7 tháng, là tra tấn chứ không phải bạo lực

Với hơn 200 vết thương trên cơ thể người phụ nữ mang bầu 7 tháng, TS Khuất Thu Hồng cho rằng, đây không còn là bạo lực gia đình thông thường mà là sự tra tấn kéo dài.

“Choáng váng” là hai từ TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói với PV VietNamNet xung quanh vụ việc người vợ bị chồng bạo hành khi đang mang bầu 7 tháng.

Khi nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ với những vết thương chằng chịt trên mặt và trên thân thể, TS. Khuất Thu Hồng không nghĩ đó là kết quả của hành vi bạo lực trong 1-2 ngày mà phải là một quá trình kéo dài.

TS nhấn mạnh, đây không còn là bạo lực gia đình thông thường. “Đó là sự tra tấn kéo dài”, TS Khuất Thu Hồng khẳng định. 

Để xác định nguyên nhân xảy ra vụ việc, TS Hồng cho rằng cần phải tìm hiểu thêm. Nhưng với cách thức tra tấn trong một thời gian dài như vậy thường chỉ xảy ra trong mối quan hệ của một người tự cho là chúa tể với nô lệ của mình.

 Thương tích chằng chịt trên cơ thể chị Giao. Ảnh: Hoài Thanh


“Rất nhiều người chồng Việt tự phong mình làm chúa tể như vậy. Đây không phải là trường hợp duy nhất”, TS. Khuất Thu Hồng đánh giá.

Nhiều năm tham gia tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam, sau vụ việc đau lòng này, TS. Khuất Thu Hồng một lần nữa kêu gọi chị em phụ nữ hãy biết tự bảo vệ mình bằng cách lên tiếng, tìm kiếm sự hỗ trợ để được bảo vệ. 

Theo đó, ngay từ lần đầu tiên bị bạo hành cần phải phản ứng rõ ràng và quyết liệt để đối phương hiểu rõ rằng mình không chấp nhận, không thoả hiệp với bạo lực. 

“Dù ai làm sai (vợ hay con) cũng không thể dùng bạo lực để giải quyết. Chị em đừng xấu hổ, hãy lên tiếng ngay và tìm đến sự hỗ trợ. Tìm sẽ thấy - chỉ sợ bạn không muốn tìm mà thôi”, TS Khuất  Thu Hồng khuyến cáo. 

Ở khía cạnh khác, PGS.TS. Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN nhấn mạnh, từng có nhiều ý kiến nhận định bạo lực trong xã hội sẽ gia tăng sau đại dịch Covid-19. 

“Nên có chiến lược nhằm hạn chế tình trạng này, giảm thiểu nguy cơ tổn thương sức khoẻ tâm thần của người dân đang có xu hướng gia tăng sau đại dịch”, PGS. TS Trần Thành Nam nhận định.

Trở lại với trường hợp chị Giao, PGS. TS Thành Nam  đánh giá đây là vụ việc rất xót xa. Ông đặt câu hỏi: Tại sao lại có người chồng bạo hành vợ thậm chí tra tấn vợ đến mức “thân tàn, ma dại’ đến như vậy?. 

 

PGS. TS Trần Thành Nam (Ảnh: T. N) 


“Liệu có phải đối tượng này bị ảnh hưởng bởi chất nghiện, bị tổn thương sức khoẻ tâm thần, do văn hoá gia đình hay khả năng tài chính căng thẳng dẫn đến bất an…?

Chị Giao không phải mới bị bạo hành. Tại sao chị lại không nói, không tìm cách tố cáo ngay?.

Liệu có phải chị lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến hậu quả (sợ bị trừng phạt nặng hơn nếu lên tiếng)?. Người phụ nữ ấy xấu hổ, sợ mang nỗi nhục nhã bị chồng đánh nên nhịn nhục, câm nín? Hay chị quá nghèo đói, sống lệ thuộc kinh tế vào chồng? Hay do chị thiếu thông tin không biết tìm hỗ trợ ở đâu?”, PGS. TS Trần Thành Nam đặt vấn đề. 

Ông cho biết, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp ước bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, Luật Bình đẳng giới cũng đã ra đời. Mới đây Luật phòng chống bạo lực gia đình cũng được bàn luận.

“Nhưng dường như sau đại dịch Covid-19, các cơ quan, các tổ chức bảo vệ trẻ em, phụ nữ cũng “tê liệt”. 

Bằng chứng là những vụ việc nghiêm trọng như thế này vẫn xảy ra. Đặt giả thiết nạn nhân thiếu thông tin, hoặc bị quản chế (tước điện thoại, cấm ra ngoài) thì chị vẫn còn gia đình, hàng xóm, hội phụ nữ địa phương.Tại sao họ không biết?”, PGS. TS Trần Thành Nam nhấn mạnh. 

Đồng tình với quan điểm này, TS. Khuất Thu Hồng cũng băn khoăn, những người xung quanh ở đâu trong thời gian người phụ nữ bị tra tấn nghiêm trọng như thế? Gia đình, hàng xóm, bạn bè, cộng đồng nơi cô ấy sinh sống có biết?.

        Bắt tạm giam nghi phạm Trần Văn Luân  

Vào ngày 15/5, Công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương nhận được báo cáo của Công an xã Kim Xuyên về trường hợp chị Bùi Thị Tuyết Giao (36 tuổi, ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) đang mang thai 7 tháng bị chồng Trần Văn Luân bạo hành dã man. 

Qua quá trình xác minh, chiều 24/5, Cơ quan điều tra Công an huyện Kim Thành đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự với nghi phạm Trần Văn Luân.

Đồng thời, cơ quan điều tra Công an huyện Kim Thành cũng quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Luân.

Theo kết quả giám định của cơ quan pháp y, chị Bùi Thị Tuyết Giao có tỷ lệ thương tật 29% với tổng số 205 vết thương trên cơ thể. 

N. Huyền

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Người phụ nữ một chân vượt nghịch cảnh thành hoa khôi nhờ điệu múa đặc biệt

Vụ tai nạn cướp đi một chân khiến cô gái 24 tuổi khi ấy tràn đầy sức sống rơi vào tuyệt vọng. Nhưng nhờ gia đình và nghị lực phi thường của bản thân, một lần nữa Bế Thị Băng như được "sống lại", làm một con người khác.

Gia đình xứ Nghệ có 4 con trai, 6 con gái: Anh đi hỏi vợ, các em gái theo sau

Dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng từ nhỏ, 10 anh em Thùy Linh rất đoàn kết và yêu thương nhau. Đặc biệt, 3 anh trai vô cùng chiều chuộng các em gái.

Người đàn ông Hà Nội là con trưởng, sinh 8 con gái: Tôi sướng hơn khối người

Những lúc vui, ông Thành thường tâm sự: Tôi có 8 con gái, sướng hơn khối người, con gái cũng nối dõi, thờ cúng bố mẹ như thường.

Đang cập nhật dữ liệu !