15 triệu chứng ung thư nam giới hay bỏ qua
Triệu chứng 1: ngực lớn
Đàn ông vẫn có thể bị ung thư vú dù không phổ biến. Bất kỳ khối lớn nào mới có trong khu vực vú của một người đàn ông đều cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ xác định một số dấu hiệu đáng lo ngại khác liên quan đến vú mà nam cũng như nữ cần phải lưu ý, bao gồm:
- Da lún xuống hoặc nhăn.
- Núm vú co rút.
- Da bị đỏ hoặc có vảy ở núm vú hoặc da ngực.
- Dịch ra từ núm vú.
Triệu chứng 2: đau
Khi có tuổi, người ta thường phàn nàn mệt mỏi và đau đớn tăng. Nhưng đau mơ hồ, có thể là một triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư. Hầu hết những người than đau không nghĩ là do ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bất cứ đau dai dẳng nào cũng cần đi khám bệnh để kiểm tra. Các bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận, biết thêm các chi tiết, và sau đó quyết định xem tiếp tục kiểm tra tiếp có cần thiết không. Nếu không phải là ung thư, bạn vẫn sẽ được hưởng lợi từ việc đi khám bệnh. Bởi vì các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây đau và đưa ra điều trị thích hợp cho bạn.
Triệu chứng 3: các thay đổi ở tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn thường xảy ra ở nam giới độ tuổi từ 20 - 39. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo đàn ông nên được kiểm tra tinh hoàn như là một phần của kiểm tra sức khỏe thường quy liên quan đến ung thư. Một số bác sĩ cũng đề nghị nên tự kiểm tra hàng tháng.
Bất kỳ sự thay đổi về kích thước của tinh hoàn, chẳng hạn như sự tăng trưởng hay co rút nên có một mối quan tâm.
Ngoài ra, không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu sưng nào, hoặc cảm giác nặng nề trong bìu.
Bác sĩ cần kiểm tra tinh hoàn và đánh giá tổng thể sức khỏe của bạn. Nếu nghi ngờ ung thư, xét nghiệm máu có thể được chỉ định. Bạn cũng có thể có một cuộc kiểm tra siêu âm bìu của bạn, và bác sĩ có thể quyết định sinh thiết.
Triệu chứng 4: thay đổi ở các hạch
Nếu bạn nhận thấy một khối u hoặc sưng ở các hạch bạch huyết dưới nách hay ở cổ - hoặc ở bất cứ nơi nào khác - nó có thể là một lý do để quan tâm. BS. Hannah Linden (trường y Đại học tổng hợp Washington) nói: “Nếu bạn có một hạch bạch huyết càng ngày càng lớn hơn, và thời gian này dài hơn một tháng, hãy đi khám bệnh”.
Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và xác định bất kỳ vấn đề nào liên quan có thể giải thích sự lớn lên của hạch bạch huyết, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nếu không bị nhiễm trùng, bác sĩ thường sẽ sinh thiết.
Triệu chứng 5: sốt
Nếu bạn bị sốt không rõ nguyên nhân, nó có thể do ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư sẽ gây sốt tại một số thời điểm. Thường, sốt xảy ra sau khi ung thư đã lan từ vị trí ban đầu của nó và xâm chiếm một phần khác của cơ thể. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, sốt cũng có thể được gây ra bởi bệnh ung thư máu như u lympho hoặc bệnh bạch cầu.
Tốt nhất là không bỏ qua một cơn sốt không tìm được nguyên nhân.
Triệu chứng 6: sụt cân không cố ý
Giảm cân bất ngờ là một mối lo ngại. Nếu một người đàn ông mất hơn 10% trọng lượng cơ thể của mình trong một khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng, nên đi khám bệnh ngay.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể, hỏi bạn những câu hỏi về chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn, và hỏi về các triệu chứng khác. Dựa trên thông tin đó, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm cần thiết khác.
Triệu chứng 7: đau cồn cào vùng bụng và trầm cảm
Bất kỳ đàn ông (hay đàn bà), bị đau ở bụng và cảm thấy trầm cảm cần phải đi kiểm tra sức khỏe. Các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm và ung thư tuyến tụy. Các triệu chứng khác của bệnh ung thư tuyến tụy có thể bao gồm vàng da, thay đổi màu phân - thường là màu xám - nước tiểu màu sậm. Cũng có thể xảy ra.ngứa toàn thân
Hãy yêu cầu bác sĩ khám cẩn thận và làm bệnh án cho bạn. Các bác sĩ nên làm các xét nghiệm như siêu âm, CT-Scan hoặc cả hai cũng như các xét nghiệm khác.
Triệu chứng 8: mệt
Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ khác có thể chỉ ra ung thư ở nam giới. Tuy nhiên, nhiều vấn đề khác cũng có thể gây ra mệt mỏi. Giống như sốt, mệt mỏi có thể bị sau khi ung thư đã phát triển. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nó cũng có thể xảy ra khi bắt đầu bị các bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, ung thư đại tràng, hoặc ung thư dạ dày.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bạn không hết mệt với nghỉ ngơi, hãy đi khám bệnh.
Triệu chứng 9: ho dai dẳng
Loại trừ ho do cảm lạnh, cúm, và các bệnh dị ứng, đôi khi do một tác dụng phụ của thuốc, ho kéo dài - được định nghĩa là kéo dài hơn ba hoặc bốn tuần - hoặc có thay đổi về ho thì không nên bỏ qua. Các kiểu ho này phải đi khám bệnh. Chúng có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc chúng có thể chỉ ra một số vấn đề khác như viêm phế quản mãn tính hoặc trào ngược acid.
Bác sĩ nên làm bệnh án cẩn thận, khám họng của bạn, nghe phổi của bạn, xác định chức năng của chúng với kiểm tra đo phế dung (spirometry), và nếu bạn là người hút thuốc, cần chụp X-quang.
Triệu chứng 10: khó nuốt
Một số đàn ông có thể bị khó nuốt, nhưng sau đó bỏ qua nó. Theo thời gian, họ thay đổi chế độ ăn uống của họ với một chế độ ăn uống nhiều chất lỏng họ bắt đầu uống canh nhiều hơn nhưng nuốt khó, có thể là một dấu hiệu của một bệnh ung thư đường tiêu hóa (GI), chẳng hạn như ung thư thực quản.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp khó khăn khi nuốt. Bác sĩ nên làm bệnh án cẩn thận và có thể cho bạn chụp X-quang có chất cản quang. Bác sĩ cũng có thể gửi cho bạn đến một chuyên gia về nội soi đường tiêu hóa trên để kiểm tra thực quản và đường tiêu hóa trên.
Triệu chứng 11: các thay đổi ở da
Bạn nên cảnh giác không những thay đổi duy nhất ở nốt ruồi - một dấu hiệu nổi tiếng của ung thư da tiềm ẩn - mà còn các thay đổi sắc tố da, bác sĩ Mary Daly cho biết. Bác sĩ Daly là một bác sĩ chuyên khoa ung thư và là trưởng khoa di truyền học lâm sàng tại Trung tâm Ung thư Fox Chase ở Philadelphia.
Bác sĩ Daly cũng nói rằng đột nhiên phát triển chảy máu trên da của bạn hoặc bong da quá nhiều là lý do để đi khám bệnh. Thật khó để nói rằng bao lâu là quá lâu để thực hiện thay đổi ở da, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng không phải chờ đợi lâu hơn vài tuần.
Để tìm ra nguyên nhân gì gây ra những thay đổi da, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và thực hiện khám toàn thân cẩn thận. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.
Triệu chứng 12: chảy máu nơi không nên có
Bất cứ lúc nào bạn thấy có máu đến từ một phần cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó trước, hãy đi gặp bác sĩ. Nếu bạn bắt đầu ho ra máu, khạc nhổ ra máu, có máu trong phân hoặc trong nước tiểu, bạn nên đi khám bệnh. Khi cho rằng máu trong phân chỉ đơn giản là từ bệnh trĩ là một sai lầm vì nó thể là ung thư ruột kết.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng của bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm như nội soi. Đây là một kiểm tra đại tràng bằng cách sử dụng một ống dài linh hoạt với một máy ảnh ở đầu ống. Mục đích của nội soi là để xác định bất kỳ dấu hiệu của ung thư hay tiền ung thư hoặc xác định bất kỳ nguyên nhân khác gây chảy máu.
Triệu chứng 13 : thay đổi ở miệng
Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với bất kỳ mảng trắng nào bên trong miệng hoặc đốm trắng trên lưỡi của bạn. Những thay đổi này có thể cho thấy bạch sản, một khu vực tiền ung thư có thể xảy ra với các kích thích liên tục. Tình trạng này có thể tiến triển thành ung thư miệng.
Bạn nên báo cáo những thay đổi với bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận, kiểm tra các thay đổi, và sau đó quyết định những xét nghiệm có thể là cần thiết khác.
Triệu chứng 14: các vấn đề đường tiểu
Như người đàn ông có tuổi, vấn đề tiết niệu trở nên thường xuyên hơn.
Những vấn đề này bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.
- Cảm giác mắc tiểu cấp bách.
- Một cảm giác không tiểu hết.
- Không thể để bắt đầu tiểu.
- Nước tiểu rò rỉ khi cười hoặc ho.
- Một sự suy yếu của dòng nước tiểu.
Tuy nhiên, một khi bạn nhận thấy những triệu chứng này, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng kỹ thuật số, để biết tuyến tiền liệt có bị lớn lên không hoặc có các nốt không. Tuyến tiền liệt thường to ra khi người nam có tuổi. Nó thường do một điều kiện không phải ung thư gây ra được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hoặc BPH (benign prostatic hyperplasia). Khi cần thiết, bác sĩ có thể sẽ làm một số xét nghiệm khác.
Triệu chứng 15: khó tiêu
Nhiều người đàn ông, đặc biệt là khi họ lớn tuổi, họ nghĩ bị “cơn đau tim” khi họ bị khó tiêu. Nhưng khó tiêu dai dẳng có thể là ung thư thực quản, cổ họng, hoặc dạ dày. Khó tiêu dai dẳng hoặc xấu đi phải được báo cáo với bác sĩ của bạn.
Bác sĩ nên hỏi bệnh sử cẩn thận và đặt câu hỏi về các giai đoạn khó tiêu.
Dựa trên lịch sử bệnh và câu trả lời của bạn cho các câu hỏi, các bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết.
TTƯT.BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)/Nguồn SKĐS