15 đồ dùng trong nhà cần "vứt bỏ" khi dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa đón chào năm mới, vứt bỏ những đồ cũ từ lâu không sử dụng để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình bạn. Dưới đây là những món đồ chuyên gia khuyên bạn đừng tiếc nuối khi dọn dẹp nhà cửa.

15 đồ dùng trong nhà cần

1. Hộp nhựa đựng thức ăn cũ

Rất nhiều gia đình có thói quen để đồ ăn trong những hộp nhựa vì chúng rất tiện lợi khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Nhưng thời điểm cuối năm là lúc chúng ta kiểm tra lại những hộp đựng trong gia đình.

Hãy bỏ hộp nhựa cũ, dạng nhựa cứng, màu trong suốt có ghi số 7 hoặc chữ “PC” (viết tắt của polycarbonate). Bà Sonya Lunder, nhà phân tích cao cấp của Nhóm Công tác môi trường cảnh báo: “Những loại hộp nhựa này có nguy cơ chứa BPA gây ung thư”.

Đặc biệt, không nên bỏ bất kỳ loại đồ nhựa nào vào lò vi sóng vì chất độc từ nhựa có thể phôi ra thức ăn. Hãy lựa chọn đồ đựng thức ăn bằng thủy tinh để được an toàn hơn.

2. Nước hoa xịt phòng

Mặc dù các công ty đã cam kết giảm dần hóa chất không có lợi phthalates giúp lưu hương lâu hơn trong các sản phẩm tạo mùi thơm, nhưng trên thực tế nhiều sản phẩm làm thơm phòng (dạng rắn, xịt) vẫn có phthalates.

Theo các chuyên gia, nếu tiếp xúc với chất này ở liều lượng lớn có thể gây hại đến sự sinh sản và phát triển trí tuệ. Bà Sonya Lunder chia sẻ: "Cách tốt nhất là làm sạch những thứ gây mùi trong phòng chứ không phải dùng các sản phẩm, hóa chất tạo mùi thơm để che lấp đi".

3. Xà phòng kháng khuẩn

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, xà phòng kháng khuẩn không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn vượt trội hơn so với các loại xà phòng thông thường và cũng không an toàn với người sử dụng.

Thành phần hoạt chất trong chất tẩy rửa Triclosan đã được chứng minh có thể làm rối loạn sự điều chỉnh hormone ở động vật, thậm chí gây phản ứng kháng thuốc kháng sinh.

4. Nước ngọt cho người ăn kiêng

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature cho biết những chất ngọt không chứa calo như saccharin, sucralose và aspartame có thể gây rối loạn hoạt động của các lợi khuẩn đường ruột. Các loại vi khuẩn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự liên kết giữa loại chất ngọt này và sự thay đổi vi khuẩn đường ruột, 2 khả năng dễ đến tiểu đường tuýp 2 là việc không hấp thụ glucose và hội chứng chuyển hóa.

15 đồ dùng trong nhà cần

5. Giày thể thao bị mòn đế

Ông Jason Karp, nhà sinh lý học, tác giả cuốn sách "Running for Women", tạm dịch "Chạy bộ dành cho phụ nữ", từng đưa ra lời khuyên nên thay giày thể thao sau khi đã chạy được từ 500 đến 600 km.Với những người hay chạy bộ, khoảng 50 km mỗi tuần, cứ 3 tháng nên thay giày một lần.

Trong trường hợp bạn không thường xuyên chạy bộ, các chuyên gia khuyến cáo nên thay giày 6 tháng một lần hoặc bất cứ khi nào bạn nhận thấy chúng đã mòn đi.

Ông Jason Karp giải thích khi giày mòn sẽ giảm khả năng chống đỡ lực tác động tạo ra từ mỗi bước chân, do đó lực sẽ tác động mạnh hơn lên các cơ, xương, gân, làm gia tăng nguy cơ chấn thương.

6. Bàn chải đánh răng đã sờn

Nếu bạn đều đặn đánh răng 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng, tối thì rất có thể lông bàn chải đánh răng trở nên sờn mòn nhanh hơn cả khi bạn nhận ra.

Bàn chải mòn đã được chứng minh là kém hiệu quả hơn trong việc làm sạch răng và chiến đấu chống sâu răng. Ruchi Sahota, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, lông bàn chải bắt đầu mòn sau khoảng 2 tháng sử dụng. Vì vậy, tôi thường khuyên bệnh nhân nên thay bàn chải ít nhất 3 tháng một lần".

7. Đồ đạc ít khi sử dụng

Tác giả cuốn "Throw Out 50 Things", bà Gail Blake, từng gọi những đồ đạc không còn sử dụng là "mảng bám" của cuộc sống. Do đó, càng chồng chất những thứ như vậy xung quanh, chúng ta càng khó tập trung vào mục tiêu quan trọng.

Tác giả này khuyên mọi người hãy quăng những thứ làm bạn không thoải mái khi nhìn thấy chúng. Trong năm mới, hãy đặt mục tiêu giảm thiểu các vật dụng không cần thiết, chỉ giữ lại những thứ khiến bạn cảm thấy thoải mái, hứng khởi, tràn trề sinh lực.

8. Quần áo cũ không mặc nữa

Hãy ngắm qua tủ quần áo của bạn và kiểm xem những thứ nào mình không đụng tới trong nhiều năm qua. Có rất nhiều người dù đã tăng hoặc giảm cân nhưng vẫn ôm giữ những món đồ mà mình không thể "nhét" nổi cơ thể vào.

Hãy suy xét, loại bỏ những đồ không thể mặc được, không hợp mốt... Bạn có thể cho những thích hợp hơn hay đơn giản là làm từ thiện.

15 đồ dùng trong nhà cần

9. Thức ăn thừa còn sót lại trong tủ lạnh

Theo tiến sĩ Michael P. Doyle, giám đốc trung tâm thực phẩm an toàn Đại học Georgia đối với thực phẩm dễ hư hỏng có chứa thành phần động vật, cách tốt nhất là ăn ngay hoặc vứt bỏ, cùng lắm là bảo quản đông lạnh chỉ trong vòng 3 ngày.

Đặc biệt vi khuẩn Listeria là sinh vật ngộ độc nguy hiểm, có thể gây viêm màng não, sảy thai, thậm chí tử vong. Nó có khả năng sinh sản nhanh, số lượng có thể lên đến hàng triệu con khi ở trong tủ lạnh 3 tuần.

10. Hộp đựng gia vị cũ

Các loại gia vị đựng trong tủ của bạn suốt nhiều năm có thể không làm cho bạn bị bệnh, nhưng chúng sẽ không còn tác dụng tăng hương vị cho món ăn nữa.

Hãy vứt bỏ những loại gia vị cũ, đây là nguyên tắc quan trọng khi muốn nấu những món ăn lành mạnh mà không chứa quá nhiều calo hay chất béo.

11. Bộ lọc không khí bị mốc

Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ EPA, lọc HEPA được cho là các thiết bị làm sạch không khi hiệu quả nhất, chúng rất quan trọng trong gia đình vì chất lượng không khí trong nhà còn tệ hơn ngoài trời 25-100 lần. Tiến sĩ vi sinh Philip Tierno, Đại học New York cho biết trong khoảng 150 mét vuông có thể chứa khoảng 18 kg bụi.

Những người bị dị ứng hoặc hen suyễn, có nguy cơ nặng thêm bởi bụi, nấm mốc và vi khuẩn trong không khí. Một hệ thống lọc khí tốt về lâu dài sẽ giúp bạn giảm thiểu những nguy cơ này.

Đừng quên thay bộ lọc thường xuyên, nếu không bạn đang tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi đồng thời thổi chất gây ô nhiễm trở lại vào không khí. Thời gian thay bộ lọc tùy thuộc vào loại sản phẩm bạn đang sử dụng. Một dấu hiệu cảnh báo bạn nên thay mới bộ lọc là nó có mùi mốc.

12. Áo ngực bị giãn

Độ đàn hồi trong áo ngực sẽ giảm dần theo thời gian, giặt áo bằng máy giặt càng đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa này.

Các chuyên gia khuyên bạn nên vứt bỏ chiếc áo ngực bất cứ khi nào cảm thấy không thoải mái. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ đau lưng ở những người phụ nữ "mập mạp", làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của các mô vú.

15 đồ dùng trong nhà cần

13. Vứt bỏ miếng rửa chén cũ

Nghiên cứu chỉ ra rằng mếng rửa chén là đồ vật chứa nhiều vi khuẩn vật độc hại nhất trong các gia đình. Một số chuyên gia khuyên nên sấy bọt biển trong lò vi sóng để diệt khuẩn, thậm chí nên vứt bỏ hẳn món đồ này sau một thời gian sử dụng.

14. Không dùng thớt nhựa

Thái thức ăn sẽ để lại những vết lằn trên bề mặt thớt. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào các rãnh nhỏ và bắt đầu phát triển, thậm chí là tạo thành ổ vi khuẩn trên thớt của bạn.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các gia đình nên chuyển sang dùng thớt gỗ vì chúng có chứa thành phần nhựa tự nhiên giúp kháng khuẩn. Trong nhiều trường hợp, khi vi khuẩn thấm vào thớt gỗ, nó sẽ bị chết ngay tức thì thay vì sinh sôi nảy nở.

15. Thiết bị công nghệ hiện đại

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng các thiết bị điện tử thông minh trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và kiệt sức. Do đó hãy tập thói quen tắt nguồn và bỏ các thiết bị của bạn trong một ngăn kéo ít nhất vài lần mỗi tuần để não bạn được nghỉ ngơi. Lý tưởng hơn là lên một lịch trình, chẳng hạn như tắt nguồn điện thoại từ sau 9h tối hoặc vào giờ nghỉ trưa.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của tạp chí Health của Mỹ. Nó được mua lại bởi Time Inc vào năm 1991. Là tạp chí uy tín chuyên về sức khỏe, những chế độ ăn uống, cách đối phó với các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. 

Thanh Nga (lược dịch)

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !