12 quốc gia đầu tiên sẽ thấy “sức nóng” của ông Donald Trump

Theo tờ The Guardian (Anh), 12 quốc gia sau đây sẽ bị tác động đầu tiên sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền vào ngày 20/1 tới.

Các quốc gia Baltic

Các quốc gia vùng Baltic đang lo lắng việc chính quyền của ông Trump sẽ không quan tâm đến mối lo ngại của họ đối với Nga. Hồi tháng Bảy, ông Trump đã nói với tờ New York Times rằng, ông sẽ không trợ giúp Lithuania, Latvia và Estonia trừ khi họ góp đủ tiền vào “kho bạc” của NATO.

NATO gần đây đang tăng cường các bài tập quân sự tại các nước Baltic nhằm phản ứng với cái mà họ gọi là “mối đe dọa từ Nga”. Đơn vị lính dù 173 của Mỹ đang có kế hoạch tập trận quân sự cùng với Latvia tại một căn cứ quân sự của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, hiện chưa rõ cuộc tập trận này có được tiến hành hay không khi ông Trump đắc cử. Hiện vẫn chưa rõ ông Trump sẽ có chính sách như thế nào đối với Nga.  Nhiều người lo sợ rằng, ông Trump sẽ để cho Moscow giành quyền ảnh hưởng ở Đông Âu.

12 quốc gia đầu tiên sẽ thấy “sức nóng” của ông Donald Trump - ảnh 1

Ông Donald Trump

Iraq và Syria

Ông Trump đã cam kết đánh bại tổ chức Hồi giáo Nhà nước tự xưng (IS) , và nói rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của ông sẽ là triệu tập các tướng lĩnh hàng đầu để thảo luận về các hoạt động mới nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố này. Cam kết đó và ý định hợp tác với Nga đã khiến cho chiến thắng của ông trở thành niềm vui của chính phủ Syria và sự thất vọng của phe nổi dậy. Nó sẽ tiếp tục dẫn đến sự thay đổi lớn trong nội chiến Syria vốn đang đảo chiều dưới sự hẫu thuẫn của các cuộc không kích Nga.

Ông Trump cũng đã nói rằng ông không cam kết hạn chế lực lượng mặt đất ở Iraq hoặc Syria. Dù vậy ông đã lên án các cuộc tấn công tại Mosul, thành trì lớn cuối cùng của IS tại Iraq là một "thảm họa" và rằng quân đội Mỹ đang bị "sa lầy". Hiện tại ông vẫn chưa đưa ra bất cứ ý định gì để thay thế chiến dịch đó.

Baghdad chắc chắn sẽ phản ứng quyết liệt nếu ông Trump có bất kỳ động thái nào để thực hiện mong muốn "lấy dầu" từ Iraq nhằm bù đắp cho chi tiêu của Mỹ tại đất nước này sau cuộc xâm lược năm 2003. Dầu là nguồn thu nhập chính của chính phủ Iraq, và các chuyên gia pháp lý đều cho rằng việc dùng vũ lực để cướp dầu sẽ là hành động bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Nhật Bản và Hàn Quốc

Ông Trump đã gây sửng sốt và báo động ở Tokyo khi nói rằng ông sẵn sàng tiến hành những thay đổi mạnh mẽ đối với mối quan hệ quốc phòng chặt chẽ đã gắn bó Mỹ và Nhật Bản trong hơn 60 năm qua.

12 quốc gia đầu tiên sẽ thấy “sức nóng” của ông Donald Trump - ảnh 2

Nhật Bản đang lo lắng về chính sách mới của ông Trump.

Câu thần chú "nước Mỹ trước hết" khiến Tokyo lo ngại rằng Mỹ sẽ rút 47.000 quân khỏi Nhật Bản và khoảng 28.500 quân Mỹ đang đóng quân ở dọc biên giới phía nam giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.

Hơn thế, đáng báo động nhất là việc ông Trump cho rằng Nhật bản và Hàn Quốc nên chấm dứt sự phụ thuộc vào “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ, tự phát triển khả năng răn đe hạt nhân cho riêng mình. Theo giới phân tích, điều này có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ ở châu Á-Thái Bình Dương, gây bất ổn cho một khu vực vốn đã căng thẳng.

Mexico

Đồng peso của Mexico đã giảm 13% giá trị kể từ khi ông Trump giành chiến thắng. Các nước láng giềng phía nam của Mỹ cũng đang lo sợ ông Trump sẽ thực hiện tuyên bố gỡ bỏ Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ, trục xuất 5 triệu người nhập cư không có giấy tờ (nhiều người trong số họ, theo ông Trump, là những kẻ "hiếp dâm" và "tội phạm"), và xây dựng một bức tường biên giới dài 2.000 dặm với Mexico.

Khoảng 80% giá trị xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico, Agustin Carstens, cảnh báo trước khi cuộc bầu cử diễn ra rằng, nếu Trump đắc cử, nền kinh tế Mexico sẽ phải hứng chịu một "cơn bão".

12 quốc gia đầu tiên sẽ thấy “sức nóng” của ông Donald Trump - ảnh 3

Ông Trump nói sẽ xây một bức tường ngăn giữa Mỹ và Mexico.

Chính phủ Mexico đang xây dựng một kế hoạch dự phòng nhằm đối phó với những tác động tiềm tàng tồi tệ nhất từ ông Trump.

Ukraine

Nhiều người Ukraine vốn đang cảm thấy có ít sự hỗ trợ từ phương Tây . Giờ đây họ còn thấy lo ngại hơn khi ông Trump giành chiến thắng.

Các chuyên gia tin rằng sau khi ông Trump nhận chức, các nguồn hỗ trợ tài chính từ phương Tây đối với Ukraine sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có thể bị dừng lại hoàn toàn.

Theo cố vấn của Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng Ukraine, ông Alexis Kushch, trong những năm tiếp theo cơ hội để Ukraine có được một đợt vay mới từ IMF giảm đi đáng kể. Ngoài ra, Washington chắc chắn sẽ không bảo lãnh cho trái phiếu Châu Âu của Ukraine hiện đang giảm sau tin tức về chiến thắng của ông Trump.

Nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, nguy cơ vỡ nợ của Ukraine sẽ tăng đáng kể.

Canada

Mối lo ngại chính của Canada sau khi ông Trump đắc cử chính là về vấn đề thương mại. 72 % giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Canada là sang Mỹ, chiếm 23% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 2,5 triệu việc làm của Canada.

Việc ông Trump dọa sẽ thỏa thuận lại, thậm chí gỡ bỏ Hiệp định Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) và gọi đây là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất đã khiến Canada hết sức lo ngại. Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng, hầu hết các giao dịch thương mại của hai nước được tiến hành qua các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Canada cho biết, Canada sẽ sẵn sàng xem xét lại thỏa thuận để thể hiện cử chỉ thiện chí đối với chính quyền mới.

Iran

Mọi con mắt đang dồn về để xem cách thức ông Trump xử lý thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Iran được kí kết hồi năm ngoái. Thỏa thuận đó từng được ca ngợi là một chiến thắng ngoại giao, giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông.

Hồi tháng Ba, ông Donald Trump mô tả thỏa thuận với Iran là một "thảm họa" và tuyên bố việc xóa bỏ thỏa thuận này sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính quyền kế nhiệm. Dù vậy, sau đó, ông đã thừa nhận rằng sẽ rất khó làm như vậy nếu không có sự ủng hộ của châu Âu.

Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng,việc bị thiếu sự tín nhiệm từ châu Âu sẽ khiến ông Trump không thay đổi được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Các nhà lãnh đạo Iran cũng nhấn mạnh, thoả thuận hạt nhân đó là một điều ước quốc tế có số phận nằm trong tay cả của châu Âu, cũng như Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Iran biết rằng cho dù ông Trump không thể “xé” thỏa thuận này nhưng ông có thể kiềm chế Iran tiếp cận thị trường toàn cầu.

Afghanistan

Sau khi nhậm chức, ông Donald Trump sẽ không thể bỏ qua Afghanistan, nơi đang diễn ra cuộc chiến lâu dài nhất của Mỹ. Hàng ngàn lính Mỹ vẫn đang đóng quân ở đất nước này và tình hình an ninh đang ngày càng xấu khi Taliban đe dọa các thành phố và củng cố quyền kiểm soát ở các khu vực nông thôn. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng đang gây chiến ở đây.

Mặc dù các lực lượng Mỹ không chính thức tham gia các cuộc chiến, nhưng đã có 11 binh lính Mỹ thiệt mạng tại Afghanistan trong năm nay, khiến đây trở thành nơi nguy hiểm nhất cho quân đội Mỹ, hơn cả Iraq và Syria.

Taliban đã phản ứng với kết quả bầu cử Mỹ bằng cách kêu gọi ông Trump rút quân Mỹ về nước. Tuy nhiên, các cố vấn của ông cảnh báo rằng nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, Afghanistan sẽ rơi vào tay Taliban.

Theo giới phân tích, do ông Trump có lập trường rất mạnh mẽ về việc chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan" nên khó có khả năng ông sẽ để Afghanistan rơi vào tay khủng bố. Ông Trump cũng đã từng bày tỏ quan ngại về vũ khí hạt nhân ở nước láng giềng Pakistan.

Trump đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh của Mỹ phải chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng của chính họ nhưng có thể ông sẽ giành nhiều  tỷ USD để tăng cường sự hiện diện của Mỹ và hỗ trợ cho quân đội Afghanistan.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !