11 cách dạy con xử lý và phòng ngừa bị bắt nạt

Thông thường, trẻ làm tổn thương người khác thường cũng đang tổn thương.


Tại sao trẻ lại bắt nạt trẻ khác?

Vì bắt nạt người khác làm cho trẻ cảm thấy có ảnh hưởng, sức mạnh. Con người đều cần cảm thấy bản thân có ảnh hưởng, có tác động. Nếu không có được cảm giác gây ảnh hưởng một cách lành mạnh, trẻ có thể khó chống lại cám dỗ của việc gây ảnh hưởng một cách không lành mạnh.

Những trẻ cảm thấy bất lực trong cuộc sống bắt nạt trẻ khác như cách tạo ảnh hưởng giúp trẻ cảm thấy mình có sức mạnh. Với trẻ bị tổn thương, bắt nạt người khác làm trẻ cảm thấy ổn hơn một cách ngắn hạn. Với trẻ bị đe dọa, làm xấu hổ hoặc làm tổn thương, những cảm xúc này làm trẻ cảm thấy quá tải, trẻ muốn làm xấu hổ, đe dọa hoặc làm tổn thương người khác.

Thông thường, trẻ làm tổn thương người khác thường cũng đang tổn thương. Làm thế nào để giúp trẻ phát triển các kỹ năng để xử lý việc bị bắt nạt và phòng ngừa con bắt nạt người khác?

1. Làm mẫu sự đồng cảm, tôn trọng từ khi con còn nhỏ

“Nếu con đã quen ngay từ đầu rằng con được đối xử một cách tôn trọng, con sẽ dễ dàng nhận ra khi con bị đối xử một cách thiếu tôn trọng và sẽ bảo vệ mình.” Cách hiệu quả nhất để giúp con không bị bắt nạt và không trở thành kẻ bắt nạt là giúp con lớn lên trong các mối quan hệ tôn trọng, yêu thương, hơn là mối quan hệ sử dụng quyền lực, sức mạnh để kiểm soát con.

Trẻ học được từ cả 2 vai trong mỗi mối quan hệ. Nếu đánh con, con học rằng bạo lực là cách giải quyết xung đột với người khác. Nghiên cứu cho thấy trừng phạt thể chất làm tăng hành vi bắt nạt. Việc dạy trẻ bằng cách trừng phạt dạy trẻ sử dụng bạo lực với người khác hoặc để người khác sử dụng bạo lực với mình. Việc phạt con dạy trẻ rằng người lớn sử dụng quyền lực để trẻ nghe lời, và dạy trẻ rằng bắt nạt có thể chấp nhận được. Hãy sử dụng các hình thức dạy con tích cực khác.

2. Giữ kết nối với con trong mọi tình huống

Trẻ cô đơn có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Trẻ thường cảm thấy xấu hỏ khi bị bắt nạt, trẻ không muốn nói với bố mẹ. 80% việc làm cha mẹ là sự kết nối gần gũi với con và chỉ 20% là hướng dẫn. Sự hướng dẫn không hiệu quả trừ khi bạn với con có mối quan hệ gắn kết, nếu không, sự hướng dẫn sẽ làm con tránh xa bạn. Vì vậy hãy ưu tiên mối quan hệ với con, giao tiếp cởi mở với con trong bất cứ tình huống nào.

3. Làm mẫu sự tự tin trong tương tác với mọi người

Nếu bạn có xu hướng dễ dàng nhượng bộ để không làm lớn chuyện, nhưng sau đó cảm thấy không công bằng, đây là lúc cần thay đổi. Con đang quan sát bạn. Hãy thử tìm các cách khác để thể hiện nhu cầu, bảo vệ quyền của bạn mà vẫn tôn trọng với người khác.

4. Hướng dẫn con cách bày tỏ ý kiến một cách tôn trọng

Trẻ cần học được rằng trẻ có thể đạt nhu cầu của mình mà vẫn tôn trọng người khác. Hướng dẫn con cách nói mà con có thể sử dụng "Bây giờ đến lượt tớ." "Nào, dừng lại." "Bỏ tay ra khỏi chân tớ." "Không làm đau người khác." "Tớ không thích cậu gọi tớ như vậy. Tớ muốn cậu gọi bằng tên tớ."

5. Dạy con các kỹ năng xã hội

Kẻ bắt nạt săn tìm trẻ dễ bị tổn thương. Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, hãy ưu tiên hỗ trợ con kỹ năng xã hội để con không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Chơi các trò chơi về kỹ năng xã hội, luyện tập ở nhà với con. Đóng vai với con các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi. Ví dụ, trẻ hòa nhập nhanh thường đầu tiên quan sát trước, sau đó tìm cách phù hợp gia nhập nhóm, hơn là đột ngột xông vào. Nhiều khi vì muốn được chấp nhận, trẻ tiếp tục chơi với nhóm bạn kể cả khi bị trưởng nhóm bắt nạt.

Nếu bạn cảm thấy con có vẻ dễ bị tổn thương, hãy để ý lắng nghe con nói về tương tác với bạn bè để giúp con học cách lắng nghe cảm xúc bên trong và hỗ trợ con xây dựng mối quan hệ lành mạnh.

6. Dạy con hiểu về bắt nạt

Nghiên cứu cho thấy bắt nạt bắt đầu bằng lời nói. Phản ứng đầu tiên của “nạn nhân” quyết định trẻ còn tiếp tục là đối tượng hướng đến hay không.

Nếu kẻ bắt nạt thấy cảm thấy thành công trong việc làm trẻ cáu giận, cảm giác quyền lực, việc bắt nạt thường sẽ tăng tiến. Vì vậy nên thảo luận với con TRƯỚC KHI bắt nạt xảy ra để khi xảy ra tình huống đó, con có thể xử lý thành công khi kẻ bắt nạt “thử” phản ứng của con.

7. Chuẩn bị bằng cách đóng vai để con cảm thấy thoái mái khi xử lý tình huống bị trêu trọc và khiêu khích

Đóng vai với con cách con thể bảo vệ mình khi bị bắt nạt. Chỉ cho con thấy kẻ bắt nạt muốn trẻ có phản ứng làm cho mình có quyền lực, con thể hiện cảm xúc và đánh lại chính là phản ứng kẻ bắt nạt muốn. Giải thích với con khi con không thể kiểm soát hành vi của kẻ bắt nạt, con có thể kiểm soát phản ứng của mình.

Trong mọi tương tác, cách con phản ứng có thể làm tính huống tăng tiến hoặc giảm nhẹ.

Con cần tránh “sa đà” vào tình huống đó bất kể kẻ bắt nạt làm con giận dữ thế nào. Chiến lược tốt nhất để giữ phẩm giá của bản thân và giữ phẩm giá cho “kẻ bắt nạt”—Nói cách khác, giữ phẩm giá bản thân bằng cách đi ra khỏi tình huống đó, và không tấn công hoặc xúc phạm kẻ bắt nạt.

Để làm điều đó, nói một cách bình tĩnh:

"Cậu ạ, tớ sẽ bỏ qua điều cậu nói."

"Tớ nghĩ là tớ có việc khác cần làm."

"Không, cám ơn cậu."

Rồi, đi ra chỗ khác.

Dạy con đếm từ 1 đến 10 để giữ bình tĩnh, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt và nói như trên. Luyện tập với con cho đến khi con có thể nói một cách cương quyết, bình tĩnh.

8. Nói với trẻ không có gì xấu hổ khi cảm thấy sợ người bắt nạt, khi đi ra chỗ khác và nói với người lớn để được giúp đỡ Tình huống bắt nạt có thể leo thang, và giữ an toàn quan trọng hơn giữ thể diện.

9. Dạy trẻ can thiệp để phòng ngừa bắt nạt khi chứng kiến

Chuyên gia về lĩnh vực bắt nạt Michele Borba nói rằng các nghiên cứu cho thấy trẻ có thể ngừng việc bắt nạt một nửa thời gian, trong vòng 10 giây.

Can thiệp: Đồng hành với trẻ đang bị bắt nạt và đưa bạn ra khỏi tình huống nguy hiểm

– Đứng cạnh trẻ bị bắt nạt, dẫn bạn đi ra chỗ có thể có người lớn giúp đỡ. Nói "Trông bạn có vẻ buồn" hoặc "Cô đang đi tìm cậu đấy" hoặc "Cô giáo bảo tớ đi tìm cậu cho cô."

Tìm kiếm sự giúp đỡ

– Người bắt nạt thích có khán giả theo dõi. Lôi kéo các bạn khác ủng hộ con bằng cách nói “Các cậu ơi, tớ cần các cậu giúp”, sau đó đi “ Nào, đi thôi!” Và nếu bạn thấy không bị nguy hiểm, gọi cô giáo.

10. Hướng dẫn các kỹ năng tránh bắt nạt cơ bản

Bắt nạt xảy ra khi không có mặt người lớn. Nếu con đã từng bị bắt nạt, con nên tránh nơi không được giám sát. Ngồi trên hàng đầu trên xe buýt, đứng trên hàng đầu, ngồi gần bàn có người lớn là chiến lược để tránh bắt nạt.

11. Đừng ngần ngại can thiệp

Nhiệm vụ của phụ huynh là bảo vệ con. Hướng dẫn con bảo vệ mình, gọi điện cho thầy cô giáo hoặc hiệu trưởng. Đừng làm con cảm thấy con phải xử lý việc bị bắt nạt một mình. Kể cả khi không tổn thương thể xác, con cũng đang bị tổn thương tinh thần một cách sâu sắc. Sự xúc phạm, cô lập ảnh hưởng lớn đến tâm lý con.

Nếu trường không thể bảo vệ con, có thể xem xét việc chuyển trường.


Trần Kiều Như (dịch từ: Laura Markham)
Từ khóa: cách dạy con phòng ngừa bắt nạt trẻ bị bắt nạt ở trường

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đang cập nhật dữ liệu !