10 điều bên trong trường học khiến người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ

Người Nhật nổi tiếng với sự cần mẫn, sức khỏe dẻo dai, tính cách lịch thiệp và sự xuất sắc trong công việc.

Dưới đây là 10 lý do khác biệt trong việc dạy dỗ một đứa trẻ Nhật Bản giúp họ đạt được những phẩm chất trên.

Học cách cư xử trước khi học kiến thức

Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không phải tham gia bất cứ kỳ thi nào cho tới khi vào lớp 4 (khoảng 10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng mục tiêu 3 năm học đầu tiên của trẻ không phải là đánh giá kiến thức của đứa trẻ, mà là hình thành cách cư xử tốt và phát triển tính cách.

Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng người khác, nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng được dạy phải hào phóng, nhân hậu và biết cảm thông. Ngoài ra, trẻ cũng được dạy những phẩm chất như biết ơn, tự quản và công bằng. 

Năm học mới bắt đầu vào mùa hoa anh đào

Trong khi hầu hết các trường trên thế giới đều bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì ở Nhật Bản, tháng 4 là thời điểm bắt đầu năm học mới. Ngày đầu tiên tới trường thường trùng với một trong những hiện tượng tự nhiên đẹp nhất đất nước này - đó là thời điểm hoa anh đào nở rộ.

Năm học ở Nhật Bản được chia thành 3 kỳ: từ 1/4 đến 20/7, từ 1/9 đến 26/12 và từ 7/1 đến 25/3. Học sinh Nhật được nghỉ 6 tuần vào mùa hè, ngoài ra còn có 2 tuần nghỉ đông và xuân.

Hầu hết các trường không có lao công

Học sinh sẽ phải lau dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí là cả nhà vệ sinh. Khi dọn vệ sinh, học sinh được chia thành những nhóm nhỏ và được phân công nhiệm vụ luân phiên suốt năm học. 

Người Nhật tin rằng việc yêu cầu học sinh dọn dẹp sẽ dạy trẻ cách làm việc theo nhóm và biết giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, việc dành thời gian và công sức cho những việc như quét dọn sẽ khiến bọn trẻ tôn trọng công việc của người khác.

Cơm trưa tự phục vụ

Các trường học Nhật Bản cố gắng hết sức để đảm bảo rằng học sinh được ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo một thực đơn chuẩn do các đầu bếp và chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra. Tất cả học sinh sẽ ngồi ăn trong lớp học cùng với giáo viên. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực.

Học sinh cũng chính là những người hỗ trợ bộ phận bếp phục vụ cả lớp. Nhiệm vụ này được luân phiên mỗi ngày. 

Học thêm giờ rất phổ biến ở Nhật

Để vào được một trường trung học tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản đều phải học thêm. Các lớp học thường được tổ chức vào buổi tối. Việc trẻ đi học thêm về muộn vào buổi tối là cảnh tượng hết sức quen thuộc ở Nhật Bản. 

Học sinh Nhật học 8 tiếng ở trường, nhưng thậm chí trong các kỳ nghỉ hay cuối tuần, chúng lại vẫn phải học tiếp. 

Không có gì phải ngạc nhiên khi học sinh ở đất nước này hầu như không bao giờ phải học lại ở cấp tiểu học, trung học.

Học thư pháp và thi ca

Thư pháp và thi ca Nhật dạy bọn trẻ nên tôn trọng văn hóa và các truyền thống lâu đời của đất nước này.

Mặc đồng phục để xóa bỏ khoảng cách

Hầu hết các trường đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Trong khi một số trường có đồng phục riêng, thì đồng phục truyền thống của học sinh Nhật là trang phục kiểu quân đội dành cho nam sinh và áo váy thủy thủ cho nữ sinh. 

Chính sách đồng phục của giáo dục nước này nhằm xóa bỏ các khoảng cách về mặt tầng lớp xã hội, giúp cho học sinh có tâm trạng thoải mái hơn trong trường học. Ngoài ra, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng của trẻ. 

Tỷ lệ đi học khoảng 99,99%

Có thể mỗi chúng ta từng trốn học ít nhất một lần trong đời. Nhưng, học sinh Nhật Bản thì không. Thậm chí họ còn hiếm khi đi học muộn. Khoảng 91% học sinh ở Nhật Bản cho biết, họ chưa bao giờ hoặc chỉ có một vài tiết học không chú ý tới những gì giáo viên đang giảng. 

Thi cử gắt gao

Vào cuối cấp trung học phổ thông, học sinh Nhật Bản phải tham gia một kỳ thi rất quan trọng sẽ quyết định tương lai của họ. Học sinh có thể chọn một trường đại học mà họ muốn vào, và trường sẽ đưa ra những yêu cầu về điểm số. Nếu học sinh không đạt được tiêu chí đó thì sẽ không được vào. 

Sự cạnh tranh để vào đại học ở Nhật là rất gắt gao - chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học đại học. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn chuẩn bị vào đại học được đặt tên là ‘địa ngục thi cử’.

Thời sinh viên - ‘kỳ nghỉ’ tốt nhất trong đời

Sau khi đã vượt qua ‘địa ngục thi cử’, sinh viên Nhật sẽ được nghỉ ngơi một chút. Ở đất nước này, thời sinh viên được cho là những năm tháng sung sướng nhất trong cuộc đời. Đôi khi, người Nhật gọi giai đoạn này là ‘kỳ nghỉ’ trước khi bước vào thế giới công việc đầy áp lực của một người trưởng thành.

Nguyễn Thảo

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !