Yêu cầu của Quốc hội với 2 vấn đề 'nóng': môn Lịch sử và giá sách giáo khoa

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục THPT cần thiết kế phần bắt buộc và lựa chọn một cách hợp lý.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký Nghị quyết số 63/2022/QH15 trong đó có 2 nội dung quan trọng liên quan đến giáo dục đang gây tranh cãi là môn Lịch sử và giá sách giáo khoa mới.

Theo đó, liên quan đến vấn đề gây tranh cãi thời gian qua là môn học Lịch sử là môn lựa chọn hay bắt buộc, Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Bên cạnh đó, vấn đề "nóng" sách giáo khoa sẽ được kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản. Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. 

Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí.

{keywords}
Ảnh minh họa

Trước đó, Ủy ban Văn hóa Giáo dục cũng có đề nghị tương tự. Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 23/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục gợi ý nên thiết kế môn Lịch sử bậc THPT gồm hai phần: kiến thức lịch sử (bắt buộc), kiến thức định hướng nghề nghiệp (lựa chọn). Đề nghị này được đưa ra sau khi Ủy ban phân tích về thời lượng, nội dung của môn Lịch sử.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia làm hai giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12). Lịch sử là môn bắt buộc trong giai đoạn cơ bản, cung cấp kiến thức phổ thông, cốt lõi về toàn bộ lịch sử thế giới và Việt Nam.

Đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), chương trình chỉ yêu cầu học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tuỳ chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Được thông qua từ năm 2018 nhưng khi đưa vào triển khai, bắt đầu với lớp 10 từ năm học 2022-2023, chương trình vấp phải nhiều tranh cãi liên quan đến môn Sử. Các ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại rằng, đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấp trung học phổ thông sẽ khiến học sinh "bỏ rơi" môn này, dẫn đến kiến thức lịch sử không được cung cấp đầy đủ, có thể ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.

Hoàng Thanh

50 học sinh Nghệ An bị bắt nghỉ học để phản đối phương án 'siết' xe điện

Chưa đồng tình về phương án quản lý việc kinh doanh xe điện 4 bánh, nhiều phụ huynh ở Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đã yêu cầu con nghỉ học để phản đối.

Vụ ngộ độc tập thể ở Tiểu học Kim Giang: Phát hiện vi khuẩn trong thịt gà

Nguyên nhân ban đầu khiến hơn 70 học sinh trường Tiểu học Kim Giang nhập viện là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn trưa.

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn

Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…

Công an vào cuộc xác minh vụ học sinh Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Tối 28/3, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân một số học sinh trường Tiểu học Kim Giang, trên địa bàn bị ngộ độc.

56 học sinh tiểu học Hà Nội nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dã ngoại về.

Áp lực, nữ sinh chi hơn 34 triệu đồng để mua giấc ngủ ngon

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một nữ sinh 20 tuổi vì quá áp lực về kỳ thực tập nên đã mạnh tay chi hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để mua giấc ngủ ngon.

Dùng kiến thức trường học để khám phá vũ trụ tìm  “miền đất hứa” thay Trái Đất

Là một ngày hội trải nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên như: Khoa học, IT, Toán, MDE nhưng bằng sự sáng tạo, các bạn học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã có những trải nghiệm mới mẻ.

Đang cập nhật dữ liệu !