Ý kiến trái chiều về băng rôn "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học"

Liên quan đến băng rôn tuyên truyền về an toàn giao thông với nội dung "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học", nhiều người dân đã nêu các quan điểm trái chiều nhau.

Nhiều người tỏ ra đồng tình khi cho rằng những nhà quản lý đang rất quyết tâm, quyết liệt để ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông phổ biến là vượt đèn đỏ.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng câu khẩu hiệu "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" được treo trên nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nghĩa là những người không có điều kiện học hành đều là những người thiếu ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông hoặc những người ít học được phép vượt đèn đỏ.

Trao đổi với PV, anh Trung Hiếu (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết,  do tính chất công việc thường phải đi sớm về khuya nên cũng vài lần vượt đèn đỏ khi trời đã tối muộn hoặc khi đường vắng. Khi vượt đèn đỏ như vậy cá nhân anh Hiếu cũng cảm thấy xấu hổ. Do đó, anh cho rằng khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao thông với nội dung: "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" không mang tính xúc phạm một cá nhân nào.

Anh Hiếu cho biết: “Câu khẩu hiệu đó nghe có vẻ sốc, nhưng bản thân tôi cũng cảm thấy xấu hổ với việc làm thừa nhận là sai trái của mình nên tôi không có phản ứng tiêu cực với nó. Có thể nhiều người sẽ không hài lòng với khẩu hiệu này vì cảm giác nó mang tính xúc phạm. Nhưng theo tôi, khẩu hiệu đó không mang hàm ý xúc phạm người ít học. Bởi cái học ở đây tự hiểu là học ý thức, văn hóa,  xã hội...”.

Chia sẻ về suy nghĩ của mình khi đọc tấm băng rôn này, anh Hiếu cho biết: "Tôi sẽ hạn chế hành vi vi phạm giao thông của mình, không phải vì sợ bị nói là người ít học mà chỉ vì nhìn vào tấm khẩu hiệu đó tôi cảm thấy những nhà quản lý đang rất quyết tâm, quyết liệt để ngăn chặn hành vi vi phạm phổ biến".

Chị Ngọc Huyền (quận Cầu Giấy) cho hay: “Trừ những lúc hoặc là do không để ý hoặc là quá vội tôi mới vượt đèn đỏ, còn bình thường tôi luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông”.

Ý kiến trái chiều về băng rôn

Hàng loạt câu băng rôn "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" rất phản cảm treo trên các đường phố TP. Quy Nhơn (Ảnh: Pháp luật TP HCM)

Liên quan câu khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao thông (ATGT) "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học", chị Huyền cho hay: “Khẩu hiệu trên cũng có cái đúng cũng có cái sai. Đúng với những người vi phạm giao thông, còn không đúng với một số trường hợp tôi cho là bất khả kháng. Tuy nhiên, dùng từ “ít học” trong trường hợp này e là hơi quá, ta có thể thay thế bằng từ khác nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả truyền thông vẫn cao”.

Bên cạnh ý kiến đồng tình, ủng hộ cũng có nhiều người được hỏi tỏ ra không đồng tình với nội dung của khẩu hiệu và đề nghị cơ quan chức năng phải tháo ngay băng rôn.

Chị Hương (Cầu Giấy) cho hay: “Tôi không đồng ý với kiểu tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông "ngây ngô" của Ban an toàn giao thông tỉnh Bình Định. Nói như vậy tức là quy chụp tất cả những người đã từng vượt đèn đỏ là ít học. Trong khi đó có nhiều người vì những lý do bất khả kháng buộc họ phải vượt đèn đỏ, hoặc nếu trên đoạn đường vắng vẻ chỉ có một mình, không ai lại đứng chờ hàng phút trời để đợi đèn xanh rồi mới đi tiếp”.

Chị Hương nhấn mạnh, vượt đèn đỏ là một hành vi sai trái nhưng không phải trong trường hợp nào cũng là xấu. Hãy nhớ rằng, cảnh sát giao thông đôi khi vẫn cho phép mọi người lưu thông khi đèn đỏ trong những lúc cần thiết.

Là người chưa từng vi phạm luật khi tham gia giao thông, anh Phạm Huỳnh Thanh Tuyên (quận Thanh Xuân) cũng tỏ ra bức xúc với kiểu “đánh đồng” giữa những người “ít học” và người có học.

“Mấy bác chạy xe ôm có thể không được đi học vẫn chấp hành đúng luật đó thôi, trong khi mấy cô cậu sinh viên học nhiều đấy nhưng cũng vẫn tranh thủ vượt đèn đỏ khi không có người” - anh Tuyên nói.

Trước đó, ngày 4/1, trên nhiều tuyến đường chính trong nội thành TP Quy Nhơn, Bình Định treo hàng loạt băng rôn in câu khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao thông "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học". Ngay sau khi các tấm băng rôn được treo lên đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều xung quanh biểu ngữ này.

Theo báo Pháp luật TP HCM đưa tin, sáng 5/1, ông Trần Châu, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định đã yêu cầu tháo gỡ toàn bộ các băng rôn tuyên truyền an toàn giao thông có câu "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" trên các đường phố TP Quy Nhơn.

PV Infonet có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất:

Với tư cách là một chuyên gia tâm lý, ông đánh giá gì về tấm băng rôn với khẩu hiệu "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" ở Bình Định vừa qua?

Mục đích tấm băng rôn này nhằm nhắc nhở người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có văn hóa giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó biểu ngữ này còn có tính chất miệt thị những người tham gia giao thông thiếu trách nhiệm với cộng đồng.

Do đó, biểu ngữ không rõ ràng, không nêu bật được vấn đề cần nhắc nhở người tham gia giao thông để có văn hóa giao thông thật tốt.

Mặt khác, băng rôn đề cập đến hành vi vượt đèn đỏ ở đây là chưa đủ. Thay vào đó, phải nói là không chấp hành luật giao thông vì vượt đèn đỏ chỉ là một góc rất nhỏ của chấp hành luật giao thông.

Theo chuyên gia, cách dùng từ "ít học" trong trường hợp này được hiểu thế nào?

Từ “ít học” ở khẩu hiệu này hiểu rộng ra là ít học về văn hóa, về cách ứng xử với nhân loại, với cộng đồng, về nếp sống văn minh đô thị... Nhưng một số người lại cho rằng “ít học” là ít học về tri thức, cho nên chưa sát với ý của Ban ATGT tỉnh Bình Định khi treo khẩu hiệu này.
Tri thức chỉ là một phần học, còn “ít học” ở đây là toàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực. Do đó, đừng nghĩ “ít học” là chỉ về tri thức, cũng như từ văn hóa kém, văn hóa kém không có nghĩa là tri thức kém. Tri thức kém và văn hóa kém hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên băng rôn đó được treo trên nhiều tuyến đường chính trong nội thành là không nên. Nó làm cho người dân cảm thấy phản cảm và cảm thấy bị xúc phạm vì họ hiểu ít học ở đây là ít học về tri thức.

Đối với người đã từng vượt đèn đỏ, khẩu hiệu này có giúp họ thay đổi tư duy để tham gia giao thông một cách nghiêm túc hơn?

Chắc chắn rằng đối với những người từng vượt đèn đỏ họ sẽ thấy bị xúc phạm. Một khi bị xúc phạm có khi họ sẽ lại cố tình, lại cứ vượt đèn đỏ tiếp xem thế nào. Do đó, khẩu hiệu này có thể mang đến tâm lý thách thức cho người khác.

Người vượt đèn đỏ có thể là do trót vượt hoặc có thể là do thiếu tập trung hoặc do họ bắt buộc phải có mặt ở một nơi nào đó càng sớm càng tốt. Trong những trường hợp này mà cho rằng họ “ít học” thì lại làm người tham gia giao thông thấy tự ái và có những phản ứng tiêu cực.

Còn đối với những người cố tình vi phạm luật lệ giao thông thì khẩu hiệu này có thể tác động một phần vào văn hóa giao thông của họ. Tuy nhiên, hình thức này khộng đi vào tiềm thức người mắc lỗi và họ có cảm giác bị xúc phạm, dẫn đến càng coi thường pháp luật hơn.

Những người chưa từng vi phạm luật giao thông sẽ cảm giác như thế nào khi bắt gặp tấm băng rôn này thưa ông?

Việc đầu tiên họ làm khi thấy tấm băng rôn này sẽ là đánh giá nhà quản lý. Những người quản lý đã quản lý như thế nào mà lại cho treo khẩu hiệu này giữa một thành phố lớn như vậy? Ngay lập tức họ sẽ thiếu niềm tin vào những nhà quản lý.

Họ cho rằng, những nhà quản lý không biết “tận dụng” những từ ngữ văn minh, lịch sự để làm cho xã hội khâm phục. Lúc nào cũng dùng sức mạnh để trấn áp, mà miễn cưỡng thì không bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp.

Để vừa đảm bảo tính bao quát vừa không dễ gây hiểu nhầm, biểu ngữ này nên chỉnh sửa lại như thế nào cho hợp lý, thưa ông?

Không nên đưa khẩu hiệu đó thành một băng rôn quá lớn như ở Bình Định và nên có những hình thức khác nhằm nhắc nhở người tham gia giao thông chứ không nên dùng từ miệt thị để nhắc nhở, hướng dẫn và giáo dục.

Từ “ít học” bản thân nó không nói lên điều gì. Người có học hay ít học không biểu hiện hoàn toàn ở việc chấp hành luật pháp, tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm với mình và với mọi người.

Do đó, nếu có dùng nên ghi là mọi công dân chấp hành luật lệ giao thông thật tốt hoặc thực hiện văn hóa giao thông đầy đủ... không nên dùng bất kỳ một thông tin nào kể cả lời nói hay hành động mang tính miệt thị làm tổn thương người khác trong những trường hợp này.

Những người có nhiệm vụ ban hành những văn bản này cần phải nghĩ xem câu nói của mình có vào lòng dân, có được nhân dân ủng hộ không hay chỉ là mệnh lệnh?

Một câu nhắc nhở ấm áp sẽ dễ dàng đi vào tâm thức của đối tượng tiếp nhận hơn. Trong trường hợp này không cần phải đưa một băng rôn hoành tráng như thế, thay vào đó có nhiều hình thức khác có thể làm cho người tham gia giao thông có trách nhiệm hơn, có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Những câu vè, câu ca dao, tuyên truyền bằng loa, panô, áp phích... đẹp, bắt mắt sẽ thu hút người dân ngắm nhìn trước khi đi vào tâm thức của họ.

Xin cảm ơn ông!

Lại Hà

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !